Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo một vài kinh nghiệm dân gian, mẹ ăn chân gà trong giai đoạn thai kỳ thì em bé sinh ra sẽ dễ bị chân vòng kiềng. Còn có ý kiến cho rằng chân gà là bộ phận không có chất dinh dưỡng, vì vậy món ăn này hoàn toàn không có ích lợi gì cho bà bầu. Thực hư những thông tin này là như thế nào? Bầu ăn chân gà được không? Mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu nhé.
Mặc dù chân gà thường được xem là bộ phận kém ngon lành nhất, thậm chí có thể bị bỏ đi, nhưng sự thật đây là món ăn chứa nhiều dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Chân gà bao gồm hầu hết các mô liên kết – da, sụn, gân và xương. Một khẩu phần 2 chân gà (70 gram) cung cấp:
Khoảng 70% tổng hàm lượng protein của chân gà là collagen, một loại protein cấu trúc cung cấp hình dạng, sức mạnh và sức đề kháng cho da, gân, cơ, xương và dây chằng.
Chân gà cũng là một nguồn cung cấp folate (vitamin B9), hỗ trợ tổng hợp DNA và giúp ngăn ngừa các biến chứng bất thường khi sinh.
Chân gà được cấu tạo chủ yếu từ da và gân. Mặc dù bộ phận này không chứa thịt nhưng vẫn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhờ vào hàm lượng collagen hết sức dồi dào.
Collagen được mệnh danh là “thần dược” cho làn da phụ nữ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng collagen có tác dụng cải thiện độ ẩm, độ đàn hồi, chữa lành thương tổn trên da và ngăn ngừa lão hoá da một cách hiệu quả.
Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật cho kết quả rằng collagen có thể làm tăng độ ẩm cho da và giảm sự hình thành nếp nhăn do tác hại của tia cực tím B (UVB), một loại tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
Chân gà không chỉ giàu collagen mà còn là nguồn cung cấp axit hyaluronic và chondroitin sulfate. Axit hyaluronic được coi là nguồn gốc của tuổi trẻ – nó có thể ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn hến được không, giá trị dinh dưỡng của hến là gì?
Nghiên cứu cho thấy rằng collagen có thể kích thích tái tạo mô để giảm các triệu chứng của viêm xương khớp. Ngoài ra, hợp chất Chondroitin sulfat có trong chân gà tốt cho bệnh xương khớp nên rất tốt cho những người có vấn đề về khớp.
Collagen có thể cải thiện sự hình thành và mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Lượng collagen trong chân gà có thể kích thích các tế bào tạo xương, giúp duy trì cấu trúc xương khỏe mạnh, từ đó giúp giảm nguy cơ loãng xương.
Nhiều mẹ bầu ốm nghén, chán ăn, nhất quyết không đụng đũa đến các món thịt nhưng lại thèm nhâm nhi món chân gà. Thứ nhất là do chân gà không chứa thịt nên không gây ngán.
Thứ hai là chân gà có thể chế biến thành nhiều món có khả năng kích thích khẩu vị của mẹ bầu, điển hình là món chân gà sả tắc. Bầu ăn chân gà sả tắc được không?
Đây là món ăn có vị chua chua, ngọt ngọt, rất thích hợp để mẹ bầu nhâm nhi trong lúc vật vã với những cơn ốm nghén, ngán cơm ngán thịt.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn củ cải trắng được không? Tất cả thông tin và giải đáp ở đây cho mẹ bầu
Chân gà mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe không thua gì thịt gà. Mẹ vẫn còn thắc mắc bầu ăn chân gà được không? Mẹ lo lắng có bầu ăn chân gà được không vì sợ con sinh ra có chân vòng kiềng?
Đây là quan niệm được truyền miệng trong dân gian và không có cơ sở khoa học nên mẹ không cần lo lắng nhé. Mẹ hoàn toàn có thể ăn được chân gà trong giai đoạn thai kỳ, miễn là đảm bảo được các nguyên tắc ăn uống vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vậy bầu 3 tháng đầu ăn chân gà được không? Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ khá nhạy cảm nên mẹ rất quan tâm đến chế độ ăn uống. Đây cũng là thời điểm ốm nghén dữ dội nhất của nhiều mẹ bầu.
Nếu mẹ thèm ăn chân gà trong giai đoạn này, mẹ vẫn có thể ăn được. Món ăn này vừa đem đến dưỡng chất, lại vừa giúp mẹ làm dịu các triệu chứng khó chịu của ốm nghén.
Tuy nhiên, mẹ lưu ý là cho dù có thèm đến thế nào, thì cũng chỉ nên ăn lượng chân gà vừa phải thôi nhé. Việc ăn quá nhiều một món ăn nào đó cũng đem đến những tác dụng phụ, dễ thấy nhất là tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể sẽ không đảm bảo những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và em bé.
Có bầu ăn chân gà được không? Câu trả lời là được, tuy nhiên mẹ cần lưu ý một số điểm sau.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn đậu Hà Lan được không? Lợi ích không ngờ
Như vậy, mẹ đã được giải đáp thắc mắc bầu ăn chân gà được không? Đây là món ăn thích hợp để nhâm nhi, thay đổi khẩu vị cho các mẹ bầu. Để đảm bảo an toàn và hấp thụ hiệu quả các chất dinh dưỡng từ món ăn này, mẹ nhớ lưu ý các thông tin trong bài nữa nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
10 Chicken Feet Health Benefits
https://www.thealthbenefitsof.com/chicken-feet-health-benefits/
Ngày truy cập: 12/4/2022
Chicken Feet: Why you need them in your diet and how to prepare them!
https://theelliotthomestead.com/2015/01/chicken-feet/
Ngày truy cập: 12/4/2022
10 Benefits of Eating Chicken’s Feet You Must Know
https://ng.opera.news/ng/en/food/0860ea7760707400b30a4f5cdba1c646
Ngày truy cập: 12/4/2022
Are There Any Benefits in Eating Chicken Feet?
https://viki.hr/en/benefits-eating-chicken-feet/
Ngày truy cập: 12/4/2022
15 Health Benefits of Eating Chicken Feet
https://medical-news.org/15-health-benefits-of-eating-chicken-feet/7607/11/
Ngày truy cập: 12/4/2022