Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đậu que là loại rau ăn quả cung cấp vitamin C và K cùng lượng chất xơ. Vậy bầu ăn đậu que được không? Cùng Marrybaby tìm hiểu những lợi ích và lưu ý ăn sao cho tốt nhé.
Theo Cơ sở dữ liệu về chất dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gram đậu que chứa: 2,7 gam chất xơ, 1,42 gam protein, 0,55 gam chất béo.
Về mặt chất dinh dưỡng, đậu que có 17 miligam (mg) canxi, 1,2 mg sắt, 18 mg magiê, 30 mg phốt pho, 130 mg kali, 24 microgam (mcg) vitamin A, 52,5 mcg vitamin K, 32 mcg folate
Đậu que có tác dụng gì?
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ thực vật (như đậu que) làm giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và các bệnh mãn tính nói chung.
Câu trả lời là CÓ.
Mẹ bầu sẽ rất dễ bị thiếu máu do thiếu bởi sự thay đổi của cơ thể nên việc bổ sung sắt khi mang thai là cần thiết. Một trong những phương pháp hiệu quả và bổ ích nhất chính là ăn đậu que. Lý do là bởi vì đậu que chứa lượng chất sắt, các vitamin và khoáng chất dành cho phụ nữ trong giai đoạn thai kì.
>>>>Mẹ bầu hãy xem thêm: Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều, mẹ bầu đọc ngay nhé!
Với hàm lượng dinh dưỡng đã nêu trên, mẹ bầu ăn đậu que không những an toàn mà còn được cái lợi ích:
Trong đậu que có chứa hai loại vitamin nhóm B cực kì quan trọng để bảo vệ em bé không mắc phải các dị tật bẩm sinh sau khi chào đời, gồm vitamin B9 (axit folic) và vitamin B12. Theo đó, chúng sẽ tham gia tổng hợp ADN, phân chia tế bào cũng như giảm thiểu tối đa tỉ lệ bị biến dị.
Đáp ứng nhu cầu folate hàng ngày cũng có thể giúp giảm bớt chứng trầm cảm.
Tiêu thụ đủ folate có thể ngăn ngừa tình trạng dư thừa homocysteine trong cơ thể.
Quá nhiều homocysteine có thể ngăn máu và các chất dinh dưỡng khác đến não và nó có thể cản trở việc sản xuất các hormone tạo cảm giác tốt serotonin, dopamine. Điều này ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ bầu
Với hàm lượng sắt cùng với vitamin C có trong đậu que sẽ giúp mẹ hấp thụ sắt tốt hơn. Từ đó giảm nguy cơ thiếu máu khi mang thai
Đậu que có 4,0 g chất xơ, một số là chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan có thể giúp giảm LDL hay còn gọi là cholesterol xấu và tổng mức cholesterol. Điều này còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Thêm vào đó, chất xơ sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, mẹ bầu cũng sẽ kiểm soát được các loại thức ăn không lành mạnh.
Vốn có đặc tính tương đồng với nhiều loại rau xanh khác, đậu que cũng được xếp vào nhóm rất giàu chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa. Chất xơ hoạt động như một chất kích thích nhu động co bóp, đẩy nhanh chất thải qua đường ruột, làm dịu việc đại tiện và ngăn ngừa chứng táo bón thai kì.
>>>>Mẹ bầu hãy xem thêm: Bà bầu ăn đậu Hà Lan được không? Lợi ích không ngờ
Sự thiếu hụt vitamin K cũng gây nguy cơ gãy xương. Vitamin K giúp cải thiện sự hấp thu canxi và giảm bài tiết urcium. Chế độ ăn có đậu que cho mẹ bầu giúp cung cấp vitamin K giúp xương chắc khỏe hơn.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là mối lo ngại của rất nhiều mẹ bầu. Một trong những lợi ích của đậu cove là hạn chế bệnh tiểu đường.
Một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ điều hòa và giảm bớt nồng độ glucose trong máu. Vì thế rất có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường. Đậu que là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp kiềm chế các triệu chứng tiểu đường.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích như vậy, như việc cẩn thận về dinh dưỡng khi mang thai cũng cần phải lưu ý
Hiện nay các loại rau củ quả đều sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng. Mẹ bầu chế biến đậu que lưu ý phải làm sạch bằng cách ngâm nước muối hoặc giấm táo nhé.
Nếu mẹ bầu có đang dùng thuốc điều trị chống đông máu như Coumadine, Warfarin lưu ý không được ăn đậu que quá nhiều. Với hàm lượng vitamin K cao có trong đậu que sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, ảnh hưởng quá trình điều trị.
>>>>Mẹ bầu hãy xem thêm: Bà bầu ăn củ cải trắng được không? Tất cả thông tin và giải đáp ở đây cho mẹ bầu
Chất Saponin thường có trong lớp vỏ ngoài của đậu que gây kích thích ở đường ruột. Mẹ bầu không được ăn đậu que sống. Việc ăn đậu que sống sẽ có nguy cơ ngộ độc saponin, tuy nhiên khi phản ứng ở nhiệt độ cao sẽ bị phân hủy và biến mất hoàn toàn.
Mặc dù ăn đậu que thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bạn cũng cần cân nhắc điều chính liều lượng khi sử dụng. Nếu ăn quá nhiều có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ, nhất là đối với những người bị dị ứng hay mẫn cảm với những thành phần của loại thực phẩm này.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Green Beans
https://defeatdiabetes.org/resources/healthful-eating/vegetables/green-beans/
Truy cập ngày 10/4/2022
2. Fusaro. M., Mereu, M. C., Aghi, A., Iervasi, G., & Gallieni, M. (2017, May – August). Vitamin K and bone. Clinical Cases in Mineral and Bone Metabolism, 14(2), 200-206
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5726210/
Truy cập ngày 10/4/2022
3. USDA National Nutrient Database – cut green beans. (n.d.)
https://ndb.nal.usda.gov/ndb/foods/show/49526?man=&lfacet=&count=&max=50&qlookup=green+bean
Truy cập ngày 10/4/2022
4. The Homocysteine Hypothesis of Depression
https://ajp.psychiatryonline.org/doi
Truy cập ngày 10/4/2022
5. Consumption of Cooked Common Beans or Saponins Could Reduce the Risk of Diabetic Complications
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7537848/
Truy cập ngày 10/4/2022