Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 27/12/2023

Bà bầu ăn miến được không? Lưu ý khi ăn miến dong cần biết

Bà bầu ăn miến được không? Lưu ý khi ăn miến dong cần biết
Miến là một loại thực phẩm được làm từ củ dong riềng. Sau khi lựa chọn kỹ lưỡng, củ rong sẽ được làm sạch, cạo vỏ rồi nghiền nhỏ, lọc lấy tinh bột để chế biến thành những sợi miến trắng ngà hoặc hơi ngả nâu.

Miến là một loại thực phẩm không chiên bằng dầu mà được sấy khô nên trở thành món ăn ưa thích của nhiều người. Với giai đoạn mang thai thì bà bầu ăn miến được không? Nếu bạn đang lo lắng không biết khi mang thai có nên ăn miến không thì hãy đọc bài viết này nhé.

Bà bầu ăn miến được không?

Khi có bầu ăn miến dong được không? Như đã đề cập đến, củ dong chính là nguyên liệu chính để tạo ra miến bằng cách sấy khô.

Theo Viện dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế Việt Nam cho biết, trong 100g miến dong có chứa 332 calo, chất xơ, protein, chất béo, canxi, sắt,… (1) Do đó, bạn có thể ăn miến dong trong giai đoạn mang thai vì lợi ích sức khỏe của món ăn này.

Dù vậy, bạn cũng không nên ăn miến quá nhiều trong một thời gian dài. Vì bất cứ món ăn bổ dưỡng nào khi ăn quá nhiều cũng có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Bên cạnh vấn đề có bầu ăn miến được không hay bầu 3 tháng đầu có được ăn miến không; chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bà bầu có được ăn củ dong không để hiểu hơn về vấn đề bà bầu ăn miến được không nhé.

Lợi ích từ củ dong mang đến cho sức khỏe

Bầu ăn miến dong được không? Lợi ích từ củ dong mang đến cho sức khỏe
Miến dong làm từ gì? Miến là thực phẩm được làm từ củ dong riềng

Củ dong dùng để chế biến miến là một loại thực phẩm giàu tinh bột giống như khoai mỡ, sắn, khoai langkhoai môn. Để hiểu hơn vấn đề có bầu ăn miến được không; chúng ta nên tìm hiểu nguồn dinh dưỡng từ củ dong mang lại lợi ích gì cho sức khỏe trong phần dưới đây.

1. Hỗ trợ giảm cân

Trong 100g củ dong có 32% chất kháng tinh bột mà cơ thể bạn không thể tiêu hóa được. Nó có thể tạo thành một loại gel nhớt khi trộn với nước và hoạt động giống như chất xơ hòa tan trong ruột của người (2, 3).

Hoạt chất kể trên có thể làm chậm tốc độ tiêu hóa và mang lại cho bạn cảm giác no lâu. Do đó, điều này có thể điều chỉnh sự thèm ăn của bạn và giúp hỗ trợ giảm cân cho cơ thể (3, 4, 5).

>> Bạn có thể xem thêm: Giảm cân khi mang thai tốt hay xấu, có ảnh hưởng thai nhi không?

2. Ngăn chặn vấn đề tiêu chảy

Củ dong cũng có thể giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy bằng cách làm cứng phân và bù nước cho cơ thể. Khi bạn bị tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước; thậm chí dẫn đến tử vong đối với những nhóm người dễ bị tổn thương, chẳng hạn như trẻ em.

Trong một nghiên cứu kéo dài một tháng, 11 người bị tiêu chảy uống 2 thìa cà phê (10 mg) bột củ dong 3 lần mỗi ngày thì ít bị tiêu chảy và đau bụng hơn những người không uống (6). Bởi vì, hàm lượng tinh bột cao trong củ dong có thể giúp tăng kích thước và độ đặc của phân nên làm giảm tần suất đi ngoài phân lỏng.

>> Xem thêm: Bà bầu ăn mì cay được không?

3. Hỗ trợ tăng hệ miễn dịch

Củ dong có chứa thành phần kháng tinh bột có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể
Củ dong có chứa thành phần kháng tinh bột có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể

Hàm lượng kháng tinh bột của củ dong có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trên thực tế, loại củ này có chứa một prebiotic tiềm năng là một loại chất xơ nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. (7, 8, 9).

Các lợi khuẩn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách hấp thụ các loại vitamin và khoáng chất quan trọng. Hơn nữa, lợi khuẩn còn có thể tác động giúp cơ thể chống chọi lại với nhiều loại bệnh tật (10, 11).

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn lá đinh lăng được không? Lợi hại còn tùy mẹ nhé

4. Phù hợp cho người có chế độ ăn không gluten

Củ dong tự nhiên không chứa gluten giống như đa số các loại củ khác. Bột củ dong có thể được sử dụng thay thế cho bột mì trong chế biến các món ăn.

Những người mắc bệnh celiac, một chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến mà chất gluten có thể làm viêm ruột non, cần phải tránh hoàn toàn loại protein này trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên, với thành phần kháng tinh bột trong củ dong thì có thể phù hợp với người không thể dung nạp gluten.

Bạn có thể tìm hiểu thêm bà bầu ăn thịt bò được không cùng với chủ đề bầu ăn miến được không để bổ sung thêm thực phẩm trong các bữa ăn.

Những lưu ý khi bà bầu ăn miến trong thai kỳ

Sau khi tìm hiểu bà bầu có được ăn miến không; chúng ta cũng nên lưu ý một số điều dưới đây khi tiêu thụ thực phẩm này trong thai kỳ:

  • Không ăn miến quá nhiều trong thời gian dài: Mặc dù, miến dong mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Vì điều này có thể dẫn đến tác dụng ngược gây hại cho sức khỏe.
  • Thai phụ tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn miến: Nếu bạn đang bị tiểu đường thai kỳ thì cần xin tham vấn từ bác sĩ trước khi tiêu thụ miến để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm khác trong thai kỳ.
  • Chọn mua miến ở cơ sở uy tín và vệ sinh: Hiện nay, miến dong được bày bán ở khắp nơi từ các cửa hàng tạp hoá cho đến siêu thị. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lựa chọn một nơi cung cấp miến sạch sẽ và chất lượng để không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Như vậy chúng ta đã biết bà bầu ăn miến được không rồi. Bà bầu có thể ăn miến trong thai kỳ nhưng đừng ăn quá nhiều để tránh gây mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến nhiều tác dụng ngược khác.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. BẢNG THÀNH PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM
https://www.fao.org/fileadmin/templates/food_composition/documents/pdf/VTN_FCT_2007.pdf
Truy cập ngày 19/12/2023

2. Physicochemical properties of flours and starches derived from traditional Indonesian tubers and roots
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4252420/
Truy cập ngày 19/12/2023

3. Resistant Starch–A Review
https://ift.onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1541-4337.2006.tb00076.x
Truy cập ngày 19/12/2023

4. The effect of fiber on satiety and food intake: a systematic review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23885994/
Truy cập ngày 19/12/2023

5. Dietary fibres in the regulation of appetite and food intake. Importance of viscosity
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21115081/
Truy cập ngày 19/12/2023

6. Arrowroot as a treatment for diarrhoea in irritable bowel syndrome patients: a pilot study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10962623/
Truy cập ngày 19/12/2023

7. Evaluation of immunostimulatory effect of the arrowroot (Maranta arundinacea. L) in vitro and in vivo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3279578/
Truy cập ngày 19/12/2023

8. The immune-enhancing effects of dietary fibres and prebiotics
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12088522/
Truy cập ngày 19/12/2023

9. Inulin and oligofructose: review of experimental data on immune modulation
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17951503/
Truy cập ngày 19/12/2023

10. Human nutrition, the gut microbiome and the immune system
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21677749/
Truy cập ngày 19/12/2023

11. Gut microbiota, metabolites and host immunity
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27231050/
Truy cập ngày 19/12/2023

x