Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Khanh Lương
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/03/2022

Bầu ăn nhót được không? Mẹ bầu nào đang thèm hãy xem ngay

Bầu ăn nhót được không? Mẹ bầu nào đang thèm hãy xem ngay
Mùa nhót rơi vào cuối tháng 3 và là loại quả được nhiều chị em yêu thích trong mùa hè. Vậy nên rất nhiều chị em phụ nữ khi có thai thắc mắc, bầu ăn nhót được không? Mẹ bầu xem ngay để biết nên ăn như thế nào để mang lợi ích tốt nhất nhé.

Khi mang thai, liệu bầu ăn nhót được không là một thắc mắc đáng để đi sâu tìm hiểu. Bầu nên ăn nhót xanh hay nhót chín, ăn với lượng bao nhiêu là phù hợp? Mời mẹ cùng xem bài viết này,

Thành phần dinh đưỡng có trong quả nhót

Đối với nhiều người, nhất là ở miền Bắc, ký ức cả nhà quây quần bên mâm cơm có món canh chua thịt băm với trái nhót xanh, hay mài nhót chín ăn cùng muối ớt là kỷ niệm nhiều người lưu giữ.

Theo Đông y, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, đi vào các kinh phế, đại tràng, có tác dụng giảm ho, trừ đờm. Một số nghiên cứu (1) cho thấy, quả nhót chứa một số hợp chất chống ôxy hóa, rất giàu vitamin và khoáng chất…

Các hoạt chất sinh học có trong nhót là phenolic, flavonoid, lipid và carotennoid từ hạt, vitamin C, sắt, canxi… giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho mẹ bầu.

Bà bầu ăn nhót được không?

Cho đến nay, khoa học chưa ghi nhận nghiên cứu chứng minh là bà bầu không nên ăn quả nhót. Vậy nên, nếu bà bầu thèm ăn nhót thì câu trả lời là được. Mẹ có thể ăn nhót chín. Với nhót xanh thì chỉ nên ăn 1-2 quả vì nhót xanh rất chua, dễ gây sôi bụng khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.

Trong nhót chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt, bà bầu ăn quả nhót sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều và tuyệt đói không được ăn lúc đói.

bầu ăn nhót được không 3
Có bầu ăn nhót được không? Câu trả lời là được, nhưng mẹ nên ăn vài trái khi thèm thôi nhé.

Tác dụng của quả nhót đối với mẹ bầu

Với hàm lượng các chất dinh dưỡng trên, việc sử dụng quả nhót một cách đúng và đủ sẽ mang lại lợi ích cho mẹ bầu.

1. Mẹ bầu ăn nhót được không: Được, vì nhót giúp ngăn ngừa thiếu máu

Mẹ đang mang thai rất dễ rơi vào tình trạng thiếu máu dẫn đến các triệu trứng như chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, hoa mắt. Nguyên nhân gây thiếu máu chính là hàm lượng sắt cung cấp vào cơ thể mẹ không đủ. Ăn nhót giúp bà bầu bổ sung sắt cho cơ thể. Sắt tham gia sản sinh các tế bào máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, và hàm lượng vitamin C cao trong quả nhót cũng giúp hấp thu sắt tốt hơn. Từ đó giảm những biến chứng nguy hiểm như sinh non, em bé sinh ra nhẹ cân.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C trong nhót có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tham gia vào quá trình sản xuất tế bào mới. Ngoài ra các hoạt chất sinh học trong nhót như flavonoid cũng có khả năng bảo vệ cơ thể. Thêm vào đó hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong loại quả này giúp tăng cường sức đề kháng. Nên hẳn nhiên, với câu hỏi có bầu có ăn nhót được không thì đáp án là được, mẹ yên tâm nhé.

3. Tốt cho tiêu hóa

Hàm lượng acid tự nhiên trong nhót giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Ngoài ra hàm lượng chất xơ có trong nhót cũng giúp cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa các tình trạng rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu như: ợ nóng, táo bón.

Tuy nhiên, loại quả này, nhất là quả xanh, lại chứa một lượng lớn vitamin C, nên ăn trong lúc đói sẽ rất dễ gây đau bao tử, viêm loét dạ dày,… trên mẹ bầu có tiền sử bị bệnh dạ dày. Vậy nên, mẹ bầu đau bao tử cần tránh ăn nhót xanh khi đói nhé.

bầu ăn nhót được không 1

4. Giảm ốm nghén, trị ho

Từ lâu, nhót đã trở thành bài thuyết lưu truyền trị ho hiệu quả. Quả nhót có vị chua, tính bình, đi vào kinh phế, đại tràng có tác dụng trị ho, trừ đờm,…

Ngoài ra vị chua của nhót cũng góp phần giúp mẹ bầu giảm cơn ốm nghén.

>>> Mẹ hãy xem thêm: Ho khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Mẹ cẩn thận nhé!

5. Hạn chế thâm nám ở mẹ bầu

Hàm lượng vitamin C có trong nhót sẽ góp phần bảo vệ da, ngăn ngừa hình thành melanin khi tiếp xúc với tia UV. Tình trạng thâm nám ở mẹ bầu cũng được ngăn ngừa một phần. Nếu mẹ thắc mắc có bầu ăn nhót được không, câu trả lời là được, tại sao không? Mẹ nên ăn để cải thiện sức khỏe của làn da nhé.

Mẹ bầu ăn nhót được không? Các lưu ý cho mẹ

Lưu ý đầu tiên và quan trọng nhất là khi ăn nhót nên chà sạch lớp vẩy (bụi phấn) bên ngoài để tránh bị đau họng. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý:

1. Mẹ bầu không được ăn nhót quá nhiều và không nên ăn lúc đói

Vì loại quả này chứa một lượng lớn vitamin C và có tính acid, nên nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là ăn trong lúc đói sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, như viêm loét dạ dày. Mẹ bầu không nên ăn quá 10 quả/ngày và chỉ nên ăn khi bụng no. Tốt nhất là sau bữa ăn 30 phút.

2. Bà bầu ăn nhót chín được không?

Với nhót chín đỏ, người ta thường dùng làm nguyên liệu để chế biến nộm, gỏi cá,… Nhót chín đỏ thường có vị chua ngọt nên loại nhót chín phù hợp cho mẹ bầu hơn.

Với nhót chín, mẹ có thể làm món nhót ngâm đường, nhót nấu canh chua để thưởng thức

bầu ăn nhót được không 1
Có bầu ăn nhót được không? Được. Nhưng ăn nhót xanh được không? Mẹ nên hạn chế ăn ít vì nó khá chua nhé.

3. Bà bầu ăn nhót xanh được không?

Nhót xanh thường được ăn bằng cách trộn chẩm chéo rất ngon. Ngoài ra, do nhót xanh có vị chua, chát nên mẹ bầu cần tránh ăn quả khi đang đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dày. Tuy nhiên mẹ bầu hạn chế ăn nhót xanh quá nhiều để tránh đau bao tử nhé.

4. Bà bầu có nên dùng thuốc từ là và rễ cây nhót không?

Theo Đông y, dù là và rễ nhót có nhiều công dụng. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu thì lá và rễ nhót không được dùng cho phụ nữ có thai.

Như vậy MarryBaby đã trả lời được câu hỏi mẹ bầu có ăn nhót được không. Mẹ hãy xem xét và đưa ra lựa chon để an toàn cho thai kỳ nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Elaeagnus conferta: A Comprehensive Review
https://rjptonline.org/HTML_Papers/Research%20Journal%20of%20Pharmacy%20and%20Technology__PID__2018-11-6-95.html
Truy cập ngày 22/03/2022

Evaluation of medicinal and nutritional components from the Eleagnus conferta fruit
https://www.researchgate.net/publication/264436611_Evaluation_of_medicinal_and_nutritional_components_from_the_Eleagnus_conferta_fruit
Truy cập ngày 22/03/2022

Russian olive (Elaeagnus angustifolia) as a herbal healer
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5108988/
Truy cập ngày 22/03/2022

x