Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bà bầu ăn xà lách xoong được không? Không ít các mẹ bầu hoài nghi về những lợi ích của loại rau này trong khi mang thai. Vì theo Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM; xà lách xoong là một trong những loại rau 100% bị nhiễm ký sinh trùng (1). Nếu thai phụ ăn phải các thực phẩm nhiễm ký sinh trùng này sẽ gây hại cho thai nhi và bản thân.
Trên thực tế, rau xà lách xoong được cho là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe gồm axit folic, protein, chất xơ, khoáng chất và các loại vitamin… (2). Tuy nhiên, cũng không ít người lo lắng không biết bà bầu ăn xà lách xoong được không? Hay bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không?
Hiện nay, MarryBaby chưa tìm thấy các tài liệu khoa học chứng minh về vấn đề khi có bầu không được ăn xà lách xoong. Do đó, thai phụ vẫn có thể ăn loại rau này trong thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu có hệ miễn dịch kém, viêm đại tràng và đau dạ dày thì không nên ăn rau xà lách xoong nhé.
Ngoài ra, để an toàn cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi; bạn nên ăn với lượng vừa phải. Khi chế biến rau xà lách xoong, bạn nên rửa sạch với nước, nhặt sạch những phần rau bị hư hỏng và nấu chín để tiêu diệt các ký sinh trùng bám trên rau. (1).
>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn mắm được không? Những loại mắm nào an toàn cho bà bầu?
Sau khi đã biết bà bầu được ăn xà lách xoong không; chúng ta cùng tìm hiểu những lợi ích của loại rau này đối với sức khỏe của thai phụ. Bà bầu ăn rau cải xoong có tác dụng gì?
Rau xà lách xoong là một trong những loại rau thuộc họ cải. Trong một nghiên cứu trên 500.000 người thường xuyên tiêu thụ các loại rau họ cải; những người này có thể giảm 16% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, nếu bạn ăn rau xà lách xoong sẽ giúp ích cho sức khỏe tim mạch trong suốt thai kỳ (3).
Liên quan đến bầu ăn xà lách xoong được không; bạn có thể tham khảo thêm việc bầu ăn đu đủ trong thai kỳ để bổ sung thêm thực phẩm trong chế độ ăn uống.
Khi cơ thể thiếu hụt carotenoid có thể dẫn đến các bệnh tim mạch và huyết áp cao. Tuy nhiên, trong rau xà lách xoong chứa các chất chống oxy hóa như beta carotene, zeaxanthin và lutein.
Bầu ăn xà lách xoong được không? Theo một số nghiên cứu, các thực phẩm có hàm lượng carotenoid cao như xà lách xoong có thể giúp chống lại sự phát triển của bệnh tim; cũng như làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ (4).
Bà bầu ăn rau cải xoong có tác dụng gì? Rau xà lách xoong có chứa nitrat giúp giảm viêm, giảm độ cứng và độ dày của mạch máu. Ngoài ra, nitrat còn được chứng minh là có công dụng làm giảm huyết áp bằng cách tăng oxit nitric trong máu (5).
Khi có bầu không những được ăn rau xà lách xoong trong thai kỳ; loại rau này còn giúp bạn giảm được lượng cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu kéo dài 10 ngày ở chuột có hàm lượng cholesterol cao; khi chúng được điều trị bằng các chiết xuất từ rau xà lách xoong đã làm giảm tổng lượng cholesterol xuống 34% và cholesterol LDL “xấu” xuống 53% (6).
Rau xà lách xoong chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của xương gồm canxi, magie, kali, phốt pho, vitamin K và kali (2) (7). Ngoài ra, trong một nghiên cứu, những người hấp thụ nhiều vitamin K sẽ giảm nguy cơ gãy xương hông thấp hơn 35% so với những người hấp thụ ít vitamin K (8). Do đó, bà bầu ăn rau xà lách xoong rất có lợi cho việc ngăn ngữa loãng xương sau khi sinh.
Bên cạnh đó, Vitamin K là thành phần của Osteocalcin; một loại protein tạo nên mô xương khỏe mạnh và giúp điều chỉnh quá trình luân chuyển xương (9) (10). Do đó, bạn hãy duy trì tiêu thụ rau xà lách xoong kèm với một chế độ ăn uống giàu rau củ quả khác để hỗ trợ cho sức khỏe của xương nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn lá đinh lăng được không? Lợi hại còn tùy mẹ nhé
Rau cải xoong có tác dụng gì? Và bà bầu ăn xà lách xoong được không? Bà bầu ăn rau xà lách xoong sẽ giúp tăng sức đề kháng hỗ trợ chống chọi các bệnh cảm cúm thông thường. Vì trong 34g rau xà lách xoong có chứa 15mg vitamin C chiếm 20% RDI cho phụ nữ và 17% cho nam giới.
Chúng ta đã biết, việc bổ sung vitamin C sẽ giúp ích cho việc tăng hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm bằng cách tăng sản xuất tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng (11). Mặc dù, chưa có nghiên cứu nào cho thấy vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh thông thường; nhưng loại vitamin này có thể giúp giảm nhẹ 8% các triệu chứng của bệnh cảm (12).
Trong 34g loại rau này chỉ có chứa 4 calo nên khi ăn xà lách xoong sẽ không khiến bầu dễ tăng cân.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 9 lợi ích khi bà bầu ăn chuối xanh.
Rau xà lách xoong có chứa lutein và zeaxanthin, là những hợp chất chống oxy hóa thuộc họ carotenoid. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất lutein và zeaxanthin rất cần thiết cho sức khỏe của mắt (13). Do đó, bà bầu không những được ăn rau xà lách xoong mà thực phẩm này còn giúp hỗ trợ cho sức khỏe đôi mắt.
Hơn nữa, hợp chất trên trong xà lách xoong còn giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại từ ánh sáng xanh, giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi tác (13). Ngoài ra, vitamin C trong rau cũng kết hợp giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể hiệu quả (14).
Xà lách xoong và các loại rau họ cải khác còn có chứa glucosinolates; chất này được kích hoạt thành các hợp chất isothiocyanates khi được cắt bằng dao hoặc nhai nhuyễn (15). Hợp chất Isothiocyanate bao gồm các hóa chất như sulforaphane và phenethyl isothiocyanate có thể ngăn ngừa ung thư (16) (17).
Các hợp chất trên chống lại bệnh ung thư bằng cách bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi bị hư hại, vô hiệu hóa các hóa chất gây ung thư, ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các khối u (18) (19) (20). Chất Isothiocyanate được tìm thấy trong cải xoong đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa ung thư ruột kết, phổi, tuyến tiền liệt, da và vú.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn thịt bò được không? Ăn như thế nào mới tốt cho cả mẹ và bé?
Rau xà lách xoong chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra các stress oxy hoá. Stress oxy hóa có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, ung thư và bệnh tim mạch (21). Rau xà lách xoong có thể giúp bảo vệ chống lại căng thẳng oxy hóa, nên hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh trên.
Một nghiên cứu về các hợp chất chống oxy hóa trong 12 loại rau họ cải khác nhau; trong đó các chuyên gia đã tìm thấy hơn 40 loại flavonoid có trong cải xoong giúp trung hòa các gốc tự do, giảm nguy cơ bị ung thư, tiểu đường và tim mạch (22) (23) (24).
Bạn cũng có thể xem thêm bà bầu ăn rau đay được không bên cạnh vấn đề bầu ăn xà lách xoong được không nữa nhé.
Tuy rau xà lách xoong tốt trong thai kỳ nhưng bạn không nên ăn quá nhiều trong một thời gian dài vì sẽ gây “lợi bất cập hại”. Thay vào đó, bạn hãy ăn cân bằng rau xà lách với các thực phẩm khác, vừa tránh mất cân bằng dinh dưỡng làm ảnh hưởng thai nhi mà cũng tránh được sự nhàm chán trong khi ăn uống.
Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên ăn rau xà lách xoong khi đã được làm sạch sẽ và nấu chín nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn canh chua được không? Món canh chống nghén an toàn cho sức khỏe
Để đảm bảo cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi; bạn nên lưu ý một số điều sau khi ăn rau xà lách xoong trong thai kỳ:
Như vậy bạn đã biết bà bầu ăn xà lách xoong được không rồ. Bạn chỉ ăn rau khi đã được làm sạch, nấu chín kỹ lưỡng và chỉ nên ăn với một lượng vừa phải thôi nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Cách loại bỏ ký sinh trùng trên rau sống
https://www.impehcm.org.vn/noi-dung/kham-benh-giun-san/cach-loai-bo-ky-sinh-trung-tren-rau-song.html
Truy cập ngày 12/12/2023
2. Watercress
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/170068/nutrients
Truy cập ngày 12/12/2023
3. The effect of green leafy and cruciferous vegetable intake on the incidence of cardiovascular disease: A meta-analysis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27540481/
Truy cập ngày 12/12/2023
4. Dietary intake of carotenoids and their antioxidant and anti-inflammatory effects in cardiovascular care
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24489447/
Truy cập ngày 12/12/2023
5. Dietary Nitrate Lowers Blood Pressure: Epidemiological, Pre-clinical Experimental and Clinical Trial Evidence
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26815004/
Truy cập ngày 12/12/2023
6. Effect of hydroalcoholic extracts of Nasturtium officinale leaves on lipid profile in high-fat diet rats
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17980985/
Truy cập ngày 12/12/2023
7. Osteoporosis prevention and nutrition
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19968914/
Truy cập ngày 12/12/2023
8. Dietary vitamin K intakes are associated with hip fracture but not with bone mineral density in elderly men and women
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10799384/
Truy cập ngày 12/12/2023
9. Vitamin K
https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminK-HealthProfessional/
Truy cập ngày 12/12/2023
10. Vitamin K and bone
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29263734/
Truy cập ngày 12/12/2023
11. Technical advance: ascorbic acid induces development of double-positive T cells from human hematopoietic stem cells in the absence of stromal cells
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25157026/
Truy cập ngày 12/12/2023
12. Vitamin C for preventing and treating the common cold
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17636648/
Truy cập ngày 12/12/2023
13. Dietary sources of lutein and zeaxanthin carotenoids and their role in eye health
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23571649/
Truy cập ngày 12/12/2023
14. Association of vitamin C with the risk of age-related cataract: a meta-analysis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25735187/
Truy cập ngày 12/12/2023
15. Role of reactive oxygen intermediates in cellular responses to dietary cancer chemopreventive agents
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18671201/
Truy cập ngày 12/12/2023
16. Targeting Colorectal Cancer Proliferation, Stemness and Metastatic Potential Using Brassicaceae Extracts Enriched in Isothiocyanates: A 3D Cell Model-Based Study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28394276/
Truy cập ngày 12/12/2023
17. Inhibition of tobacco-specific nitrosamine-induced lung tumorigenesis by compounds derived from cruciferous vegetables and green tea
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8512247/
Truy cập ngày 12/12/2023
18. The cancer chemopreventive actions of phytochemicals derived from glucosinolates
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18458837/
Truy cập ngày 12/12/2023
19. nhibition of carcinogenesis by isothiocyanates
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11139137/
Truy cập ngày 12/12/2023
20. Cruciferous vegetables and cancer prevention
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12094621/
Truy cập ngày 12/12/2023
21. The role of antioxidants in the chemistry of oxidative stress: A review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25942353/
Truy cập ngày 12/12/2023
22. The cancer chemopreventive actions of phytochemicals derived from glucosinolates
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18458837/
Truy cập ngày 12/12/2023
23. Profiling of Phenolic Compounds and Antioxidant Activity of 12 Cruciferous Vegetables
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29748497/
Truy cập ngày 12/12/2023
24. The anti-oxidant properties of isothiocyanates: a review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23978168/
Truy cập ngày 12/12/2023