Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mang bầu đã cực lại còn bị thâm nách khiến cho các mẹ vô cùng khó chịu. Tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra để cải thiện tình trạng này mẹ nhé.
Bị thâm nách là tình trạng tăng sắc tố da do sự hình thành Melamin mà hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải. Tuy không ảnh hưởng sức khỏe nhưng cũng có phần khiến tâm trạng mẹ bầu không tốt.
Việc vùng nách bị thâm khi mang bầu một phần là do sự tăng hormon estrogen và progesterone. Progesterone tăng đồng nghĩa với việc thai kỳ của mẹ đang phát triển tốt. Cho nên mẹ bầu bị thâm nách sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé
Da vùng nách sẽ dần trở lại sắc tố bình thường sau khi sinh khoảng 3 tháng. Màu sắc các nơi bị thâm như: vùng nách, bụng, cổ… sẽ nhạt dần nên mẹ bầu đừng quá lo lắng.
Mẹ bầu bị thâm nách khá phổ biến trong thai kỳ. Sự tăng sinh Melamin quá mức ở các vùng da mỏng thường là nguyên nhân chính, cụ thể là
Các hormon thai kỳ tăng lên, điều này góp phần hình thành tăng sắc tố do tăng melanin. Melanin có chức năng bảo vệ da khỏi tia UV nhưng nó cũng khiến cho làn da bị đen sạm lại (1). Vùng nách và cổ khá mỏng nên khi mẹ bầu tiếp xúc với tia nắng mặt trời, melanin hình thành nhiều khiến da bị thâm.
>>> Mẹ hãy xem thêm: Cách trị thâm nách cho bà bầu: 8 công thức an toàn hiệu quả cho mẹ
Việc mặc trang phục chật, mồ hôi dưới cánh tay nhiều và sự ma sát phần nách với lớp áo khiến cho vùng da dưới cánh tay dễ bị tổn thương. Mẹ bầu có thể bị dị ứng và thâm nách trong thời gian dài.
Nhiều mẹ bầu có thói quen cạo hoặc dùng nhíp để làm sạch lông vùng nách. Tuy nhiên điều này có thể gây tổn thương biểu bì da. Cạo hoặc nhổ có thể khiến da bị trầy xước, thậm chí viêm nang lông. Mẹ cần biết khi đó vùng da nách bị tổn thương sẽ bị thâm đen, gây mất thẩm mỹ cho làn da.
Việc tiếp xúc với hóa chất khi mang thai mẹ bầu cần phải lưu ý. Các thành phần trong lăn khử mùi có thể gây hại cho thai nhi như: cồn, nhôm, triclosan. Cộng thêm việc nhạy cảm, da của mẹ bầu có thể bị dị ứng, từ có hình thành các vết thâm dưới vùng nách
>>> Mẹ hãy xem thêm: Những loại mỹ phẩm bà bầu nên tránh xa, xem ngay để rõ
Như trên đã đề cập, nếu mẹ bầu bị thâm nách do hormon thì sau khi sinh khoảng 3 tháng, vùng da này sẽ trở về màu như cũ. Tuy nhiên việc mất thẩm mỹ khiến mẹ khó chịu thì hãy thử những cách giảm thâm nách cho bầu an toàn. Sau đây là một số mẹo khi bà bầu bị thâm nách:
Vitamin E nổi tiếng với công dụng bảo vệ da, dầu dừa (6) chứa nhiều acid béo tốt, dưỡng ẩm, phù hợp với mẹ bầu bị khô da. Việc dưỡng ẩm có thể làm hằng ngày, tuy nhiên mẹ hãy bôi một lớp mỏng và mát xa nhẹ nhàng để thấm đều hơn.
Bột nghệ chứa curcumin, thành phần kháng viêm, chữa lành và làm sáng da. Kết hợp với các acid amin, acid lactic có trong sữa chua sẽ mang lại cho mẹ một làn da mịn màng hơn. Đối với phương pháp này mẹ nên thực hiện 2 lần một tuần để mang lại hiệu quả.
Dưa leo nổi tiếng với công dụng cấp ẩm cho da, nước cốt chanh nhanh làm sáng da. Mẹ hãy sử dụng phương pháp này 2 lần một tuần, sau đó lau sạch và dưỡng ẩm để không bị khô da nhé.
>>> Mẹ hãy xem thêm: Rubella khi mang thai sẽ nguy hiểm như thế nào với thai nhi?
Yến mạch có công dụng dưỡng ẩm(5), làm dịu, kết hợp với mật ong và nước cốt chanh sẽ làm cho làn da của mẹ mềm mịn hơn. Mẹ chỉ nên sử dụng phương pháp này 2 lần trong 1 tuần nhé.
Như vậy bài viết trên cũng phần nào giải đáp được vì sao mẹ lại bị thâm và một số biện pháp để giảm thâm. Mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề này để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Changes to your skin during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/changes-to-your-skin-during-pregnancy
Truy cập ngày 21/6/2022
2. Extensive hyperpigmentation during pregnancy: a case report
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3183040/
Truy cập ngày 21/6/2022
3. Histopathological findings in pregnancy associated cutaneous hyperpigmentation
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29345316/
Truy cập ngày 21/6/2022
4. Melasma
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21454-melasma
Truy cập ngày 21/6/2022
5. Skin changes
https://www.marchofdimes.org/skin-changes.aspx
Truy cập ngày 21/6/2022