Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi mang thai, làn da cũng có thể sẽ gặp các vấn đề trên khiến bà bầu cảm thấy thiếu tự tin về nhan sắc. Để giúp da mặt đẹp hơn khi mang thai, bà bầu thường tìm đến nhiều cách làm đẹp, trong đó có peel da. Bà bầu có peel da được không? Bà bầu peel da có tốt không? Hãy tìm hiểu vấn đề này cùng MarryBaby nhé!
Trước khi tìm hiểu bầu có peel da được không; bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp peel da là gì nhé. Peel da là quy trình làm bong tróc lớp biểu bì trên cùng của làn da với các dung dịch hoá học để giúp da mịn màng và đẹp hơn.
Phương pháp peel da hoá học được thực hiện với các mức độ khác nhau từ nhẹ đến sâu trên da. Hoặc chuyên viên cũng có thể kết hợp phương pháp này với các thủ thuật thẩm mỹ khác để cải thiện làn da không đều màu, nhiều nếp nhăn, sẹo mụn,…
>> Bạn có thể xem thêm: Giải đáp về các phương pháp trị mụn cho bà bầu từ chuyên gia
Bà bầu không nên peel da trong suốt thai kỳ. Vì các chất hóa học trong quá trình peel da có thể xâm nhập sâu vào các biểu bì của da và truyền vào máu, dẫn đến gây hại cho thai nhi.
Ngoài ra, khi bà bầu peel da có thể gặp phải những tác hại dưới đây:
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể dẫn đến gia tăng sắc tố khiến làn da bị nám. Việc gặp phải các vấn đề về sắc tố da khi mang thai là điều bình thường. Nếu bà bầu thực hiện peel da hoá học có thể làm cho tình trạng của da trở nên ngày càng tồi tệ và khiến các sắc tố trở nên sẫm màu hơn.
Bà bầu peel da được không? Một trong những điều khiến bà bầu không nên peel da là sự cải thiện làn da không được như kỳ vọng. Bởi vì, những vấn đề như nám hay mụn trứng cá khi mang thai là do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể (1). Do đó, bà bầu có thể tái phát liên tục các tình trạng về da trong thai kỳ sau khi peel da.
Một số chất hóa chất dùng để peel da có thể thấm sâu xuống các lớp biểu bì, truyền vào máu dẫn đến sảy thai và gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, một số quy trình peel da cần gây mê toàn thân có thể không an toàn cho bà bầu và thai nhi (2).
Bầu peel da có được không? Ngoài những tác hại trên, một số phụ nữ mang thai cũng có thể bị bùng phát các bệnh nhiễm trùng do virus như herpes sau khi thực hiện peel da hoá học. Virus Herpes là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn rộp, mụn nước ở các bộ phận như môi, miệng, não, mắt hay thậm chí ở bộ phận sinh dục.
Bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi peel da như:
Liên quan đến bà bầu có peel da được không; bạn có thể tìm hiểu thêm về các lưu ý chăm sóc da khi mang thai để tránh nguy hiểm không đáng có nhé.
Mặc dù, bà bầu không nên peel da trong thai kỳ nhưng trong một số trường hợp cần phải peel da thì có thể sử dụng các chất hoá học nhẹ an toàn khi mang thai như axit alpha hydroxy, axit glycolic, axit lactic và axit trái cây. Bởi vì, các chất trên chỉ hoạt động không quá 5 phút trên da và không gây hại cho thai nhi.
Song tốt nhất, để an toàn cho thai kỳ thì bạn không nên peel da. Ngoài ra, nếu vẫn muốn peel da thì nên hỏi ý kiến bác sĩ da liễu.
>> Bạn có thể xem thêm: Dưỡng da cho bà bầu: Thành phần, sản phẩm phù hợp là gì?
Như vậy bạn đã biết, bà bầu có peel da được không rồi. Tốt nhất, thai phụ không nên peel da và chỉ nên dưỡng da cho bà bầu bằng các sản phẩm sử dụng nguyên liệu thiên nhiên. Bên cạnh đó, bầu cũng chú ý các cách chăm sóc da dưới đây để làn da được cải thiện tốt hơn. Cụ thể:
Tóm lại, bà bầu có được peel da không? Tốt nhất, bà bầu không nên peel da trong suốt thai kỳ để tránh gây hại cho thai nhi. Để giúp cải thiện làn da khi mang thai, bà bầu nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục và duy trì cân nặng hợp lý nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Chemical Peels for Melasma in Dark-Skinned Patients
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3560164/
Truy cập ngày 27/11/2023
2. Fetal risk of anesthesia and surgery during pregnancy
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3717642/
Truy cập ngày 27/11/2023
3. Is It Safe To Get A Chemical Peel During Pregnancy?
https://www.momjunction.com/articles/is-it-safe-to-get-a-chemical-peel-during-pregnancy_00333509/
Truy cập ngày 27/11/2023
4. Chemical peel
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/chemical-peel/about/pac-20393473
Truy cập ngày 27/11/2023
5. Peeling Skin
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17832-peeling-skin
Truy cập ngày 27/11/2023