Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ít ai thắc mắc thức uống này có nguy hiểm cho mẹ bầu không? Vậy bầu uống hoa đậu biếc được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Hoa đậu biếc (tên khoa học là Clitoria ternatea), có nguồn gốc từ châu Á. Hoa đậu biếc có màu xanh rực rỡ, nổi bật và có nhiều công dụng trong mỹ phẩm, thuốc nhuộm tự nhiên cho thực phẩm, đồ uống và hàng dệt may. Hoa đậu biếc được yêu thích hơn cả khi pha chế thành trà thảo mộc, uống kèm với sả, mật ong, chanh hoặc pha chế món nước cocktail nổi tiếng.
Cây còn chứa các chất chống oxy hóa khác như:
Hoa đậu biếc chứa trong huyết thanh chăm sóc da đến thuốc xịt tóc và dầu gội đầu. Theo đó, chiết xuất hoa đậu biếc có thể làm tăng độ ẩm cho da lên đến 70% trong sau 1 giờ thoa lên da (theo nghiên cứu năm 2021). Đối với tóc, một nghiên cứu trên động vật năm 2012 cho thấy chiết xuất hạt đậu biếc có hiệu quả trong việc thúc đẩy mọc tóc so với minoxidil (sản phẩm điều trị rụng tóc).
Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ hoa đậu bướm có thể làm chậm quá trình hình thành tế bào mỡ, từ đó hỗ trợ đáng kể việc giảm cân.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hoa đậu biếc có thể làm tăng mức độ chống oxy hóa, giảm lượng đường trong máu và mức isulin, từ đó, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các triệu chứng liên quan.
>>Mẹ có thể quan tâm: 10 cách giảm huyết áp cao khi mang thai tự nhiên mà lại hiệu quả
Nước hoa đậu biếc hay trà hoa đậu biếc lành tính và có nhiều công dụng đối với sức khỏe mẹ bầu. Vậy có bầu uống hoa đậu biếc được không? Nếu uống đúng liều lượng sẽ mang lại lợi ích về sức khỏe, cụ thể:
Trà đậu biếc chứa thành phần có đặc tính tương tự như paracetamol (một loại thuốc giảm đau, hạ sốt trong Tây y). Một nghiên cứu khác đã chỉ ra, khi bị sốt, nếu mẹ uống 200 – 400mg chiết xuất trà hoa đậu biếc, thân nhiệt của mẹ có thể giảm đi đáng kể sau 5 giờ đồng hồ.
Chất chống oxy hóa proanthocyanidin trong trà hoa đậu biếc giúp tăng cường lưu thông máu đến các mao mạch trong mắt. Do đó, trà đậu biếc có thể hỗ trợ điều trị tổn thương võng mạc, tăng nhãn áp hay mờ mắt.
Uống một tách trà đậu biếc giữa các bữa ăn được chứng minh có thể ngăn việc hấp thụ lượng lớn glucoso từ thực phẩm. Từ đó, lượng đường trong máu được giảm đi đáng kể, ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Các chất chống oxy hóa trong trà hoa đậu biếc giúp tăng cường hoạt động não và bổ trợ trí nhớ cũng như các kỹ năng nhận thức. Chất acetylcholine hỗ trợ quá trình truyền đạt thông tin giữa các tế bào thần kinh, từ đó, giảm nguy cơ mất trí nhớ cho mẹ. Hơn nữa, điều này cũng giúp não bộ thai nhi phát triển toàn diện.
Hoa đậu biếc chứa các vitamin A, C, E đều là loại vitamin có nhiều tác dụng cho da được căng mịn, chống lão hóa da giúp da đàn hồi tốt và kích thích mọc tóc chắc khỏe cho mẹ.
Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp trà hoa đậu biếc với mật ong, chanh, tắc… để ngon và bổ hơn. Để pha trà hoa đậu biếc, mẹ chỉ cần thêm 1 thìa cà phê (4 gam) hoa khô vào 1 cốc (240 mL) nước nóng. Sau đó, mẹ chờ trà ngấm trong 10-15 phút trước khi lọc bỏ hoa khô.
>>Mẹ có thể quan tâm: Những lưu ý chăm sóc da khi mang thai
Bầu uống hoa đậu biếc được không đã rõ. Để uống hoa đậu biếc đúng cách và phát huy tối đa công dụng của loài hoa này, mẹ nên lưu ý:
Trên đây là giải đáp của MarryBaby về băn khoăn có bầu uống hoa đậu biếc được không. Hy vọng mẹ mê thức uống này đã gỡ rối được trăn trở và biết cách thưởng thức thức uống thơm ngon này an toàn cho mẹ và bé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Guide to food and drink during pregnancy – text version
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/guide-to-food-and-drink-during-pregnancy-text-version
Truy cập ngày 16/11/2022
2. Butterfly Pea (Clitoria ternatea), a Cyclotide-Bearing Plant With Applications in Agriculture and Medicine
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6546959/
Truy cập ngày 16/11/2022
3. Butterfly Pea Flower Tea
http://chargedmagazine.org/2019/04/butterfly-pea-flower-tea/
Truy cập ngày 16/11/2022
4. The antioxidant activity of Clitoria ternatea flower petal extracts and eye gel
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/ptr.2832
Truy cập ngày 16/11/2022
5. Chemical characterization of ethanolic extract of Butterfly pea flower (Clitoria ternatea)
Truy cập ngày 16/11/2022