Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Với những hiệu quả tưởng chừng như không gì sánh bằng từ thảo dược nhân sâm mang lại trong cuộc sống hàng ngày , nhiều phụ nữ mang thai có quan niệm rằng việc sử dụng nhân sâm, sẽ đem lại sức khỏe tốt cho thai nhi đang phát triển trong bụng. Tuy nhiên, trên thực tế nhân sâm có an toàn cho mẹ bầu sử dụng trong thời kỳ đang mang thai hay không? Bầu uống nước sâm được không? Các chuyên gia nói gì?
Trong hàng ngũ dược liệu xuất hiện ở phương Đông, sâm luôn được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng đối với các vấn đề về sức khỏe. Riêng với y học, sâm còn được ca tụng như một liều thuốc quý cần có để đối diện với những căn bệnh nan giải, đặc biệt là hồi phục sinh lực. Thần kỳ là thế, tuy nhiên loại dược liệu này vẫn có hạn chế chính là chỉ phù hợp với 1 số đối tượng nhất định. Vậy bầu uống nước sâm được không?
Từ xa xưa, sâm vốn nổi tiếng là bài thuốc bí truyền cải thiện các vấn đề sức khỏe sinh dục, bởi trong sâm có tính nhiệt, điều hòa dòng khí giúp tráng dương, bổ khí kích thích các vấn đề về chăn gối. Thế nhưng với bà bầu bụng mai dạ chữa, công năng này lại không hề có lợi chút nào đối với sức khỏe của thai phụ.
Bầu uống nước sâm được không? Các nhà khoa học còn phát hiện trong nước sâm có thành phần ginsenoside Rb1 gây tổn hại trong sự phát triển mắt, não và các chi, của thai nhi. Với người bình thường không sao nhưng với bà bầu đặc biệt là những tháng đầu tiên của thai kỳ, việc sử dụng nước sâm cũng có thể dẫn đến các hiện tượng như nôn mửa, phù nước, tăng huyết áp và tệ nhất là sảy thai.
Bầu uống nước sâm được không? Trong những tháng tiếp theo, nước sâm vẫn là loại dược liệu cần tránh sử dụng ở phụ nữ mang thai bởi nước sâm làm tăng nguy cơ lưu thai, sinh sớm và dĩ nhiên là không hề có lợi cho sức khỏe đứa bé sau này. Đã có những trường hợp sử dụng nước sâm dẫn đến xuất huyết âm đạo gây đau đớn có nguy cơ trở nặng thành gây nghẹt thở thai nhi. Trong trường hợp này, mẹ thắc mắc bầu uống nước sâm được không? thì câu trả lời là Không, rất nguy hiểm.
Cũng có có ghi chép về những trường hợp đau bụng, chảy máu và rất nhiều biến chứng khác khi sử dụng nước sâm trong giai đoạn mang bầu. Ngay cả khi đã thành công sinh nở, nước sâm vẫn là loại nước nguy hiểm có thể gây tử vong trẻ em khi đang bú. Tóm lại, với những tác hại kể trên, nếu mẹ còn thắc mắc về câu hỏi bà bầu uống nước sâm được không thì câu trả lời là hoàn toàn KHÔNG, mẹ nhé.
Tuy nhiên, ngoài nhân sâm, mẹ có thể bổ sung các loại nước giải khát, nước mát khác trong sinh hoạt hàng ngày của mình mà vẫn nạp đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai bé dưới đây.
Dẫu biết mẹ bầu mang thai sẽ rất vất vả ngay cả khi chẳng làm gì vì tình trạng ốm nghén kéo dài, dưới đây MarryBaby mách mẹ một số thức uống khác ngoài thảo dược sâm, giúp mẹ mau chóng phục hồi sức khỏe của mình nhé.
Bầu uống nước sâm được không? Không, mẹ có thể thay bằng nước râu ngô để an toàn hơn, mẹ nhé.
Tuy chưa có nghiên cứu nào chính xác về việc rút nước ối cho bà bầu khi uống nước râu ngô. Nhưng theo Đông y đã chỉ ra rằng râu ngô vị ngọt, tính mát có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh đặc biệt là giúp làm lợi tiểu, bổ thận. Trong khi đó, khi thận đào thải lượng nước tiểu nhiều sẽ làm giảm lượng nước ối, từ đó giúp bà bầu cần bằng lượng nước ối trong thai kỳ.
Như vậy, lượng nước râu ngô khuyên dùng là từ 1-2 ly 1 ngày. Lượng này đủ để bà bầu đào thải các chất không cần thiết ra ngoài cơ thể từ đó giảm lượng nước ối khi mang thai. Nếu uống quá nhiều bà bầu dễ bị hạ nhiệt, tụt huyết áp, nhiễm lạnh, tiểu đêm nhiều dẫn đến mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
Ngoài câu hỏi bầu uống nước sâm được không? thì việc mẹ được uống nước đậu đen rang không cũng là câu hỏi khiến nhiều mẹ thắc mắc.
Thực tế, nước đậu đen rang có công dụng giúp tăng cường sức khỏe, bổ huyết và giữ da trắng sáng, rất tốt cho cả mẹ và thai nhi. Một số chất vô cùng cần thiết để mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh có trong đậu đen như vitamin nhóm B, canxi, sắt, kẽm, beta caroten và axit folic…
Vitamin B và axit folic trong đậu đen giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi, hỗ trợ bà bầu thoát khỏi tình trạng bị táo bón, trĩ. Ngoài ra, đậu đen rất nhiều năng lượng, giàu dinh dưỡng nhưng lại ít chất béo rất phù hợp cho bà bầu không lo bị tăng cân hạn chế chứng tiểu đường thai kỳ nguy hiểm.
Bầu uống nước sâm được không? Không. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên thêm vào thực đơn của mình món trà atiso cực kỳ tốt cho sức khỏe. Vì trà giúp thanh lọc gan, kiểm soát cholesterol, giúp trị các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, táo bón, buồn nôn…
Ngoài ra, hàm lượng đường, chất béo và calo thấp trong atiso, cùng với lượng chất xơ dồi dào sẽ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, Giảm khả năng khuyết tật ống thần kinh, bảo vệ não bộ của thai nhi, hạn chế nguy cơ sinh non của bà bầu và trường hợp sinh con bị nhẹ cân.
Mẹ nên uống trà vào buổi sáng hoặc sau khi ăn các món nhiều dầu mỡ, nhiều muối,… để công dụng của trà phát huy tốt nhất.
>>> Mẹ có thể quan tâm: Cập nhật năm 2022: Chuyên gia hướng dẫn cách chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn “sống chung với dịch”
Gạo lứt đã được chứng minh có nhiều công dụng và giàu dinh dưỡng rất tốt cho bà bầu. Trung bình 100g gạo lứt chứa 2,5g vitamin B1 và B2, 3g protein, 20mg sắt, 250mg axit folic, 15mg phốt pho, 20mg kẽm, 1,8g vitamin E… và giàu magie, một chất rất cần thiết cho bà bầu, để nuôi thai nhi phát triển
Ngoài ra, nếu mẹ bị ốm nghén có thể dùng nước gạo lứt rang kết hợp với gừng để đẩy lùi tình trạng này. Sterol và steroid trong gạo lứt bổ trợ cho hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng giúp làm chậm tiến trình lão hóa trong thời gian thai kỳ. Nước gạo lứt rang giúp ổn định huyết áp, tránh tình trạng tai biến sản khoa như tiền sản giật, có thể đe dọa tính mạng cả bé và mẹ.
Mẹ nên uống nước gạo và buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ, không cho thêm đường sẽ giúp bà bầu kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Tới đây chắc mẹ không còn thắc mắc bà bầu uống nước sâm được không. Mà thay vào đó mẹ đã chọn cho mình thức uống khác bổ dưỡng hơn như nước mía nguyên chất.
Về giá trị dinh dưỡng mía được xem như là ngôi nhà lưu trữ tất cả các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Với thành phần khoảng 70% là các loại đường tự nhiên, mía còn có protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và gần 30 loại axit hữu cơ khác. Đây là một trọng những thức uống lý tưởng đối với bà bầu.
Ngoài ra, Lượng kali trong mía sẽ giúp các mẹ bầu cải thiện được hệ tiêu hóa ngăn ngừa táo bón, đau dạ dày, viêm nhiễm rất tốt.
Tuy nhiên, Bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía một lần, hạn chế uống vào buổi tối & buổi sáng sớm vì nước mía có thể làm lạnh bụng, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.
Bên cạnh nhân sâm, trước khi mẹ uống bất kỳ loại trà thảo dược hoặc ăn chất bổ sung khác trong thai kỳ hãy chắc chắn rằng mẹ đã hỏi qua ý kiến bác sĩ tư vấn để có cho mình một thực đơn vừa phong phú vừa tốt nhất, mẹ nhé. Hy vọng qua bài viết bà bầu uống nước sâm được không như trên sẽ giúp ích cho mẹ, chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Something You Should Know About Ginseng and Pregnancy
https://www.newhealthadvisor.org/Ginseng-and-Pregnancy.html?msclkid=03b2ee4ac7a911ec93852e0a42873ce6
Ngày truy cập: 24/5/2022
2. Safety and efficacy of panax ginseng during pregnancy and lactation
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18204104/
Ngày truy cập: 24/5/2022
3. Ginseng and Pregnancy: Is It Dangerous? (healthline.com)
Ngày truy cập: 24/5/2022
4. Herbs and Pregnancy | American Pregnancy Association
Ngày truy cập: 24/5/2022
5. [Are herbs safe during pregnancy and breastfeeding]
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23234012/
Ngày truy cập: 24/5/2022