Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vậy bà bầu có được uống trà tắc không? Thành phần trong trà tắc có gây hại đến bé không? Mẹ hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Quả tắc (hay còn gọi là quất) là cây kiểng dùng để chưng ngày tết trong nhà phổ biến ở Đông Nam Á. Quả tắc có vị chua, không chát nên còn được dùng để pha chế thành nước uống giải khát phổ biến.
Với nhiều lợi ích mà tắc mang lại, bà bầu có thể uống nước tắc để giải khát hàng ngày. Nhưng còn kết hợp trắc với trà thì có được không?
Tùy thuộc vào các loại trà mà hàm lượng các hoạt chất có thể khác nhau. Các thành phần thường có ở các loại trà gồm: các polyphenol (aspalathin, nothofagin, catechin…) là các chất chống oxy hóa. Trong trà còn chứa caffeine và tannin.
Có nhiều nghiên cứu cho rằng, trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên hạn chế uống caffeine. Tuy trong trà chứa hàm lượng caffeine ít nhưng nếu mẹ bầu sử dụng hàng ngày cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Ngoài ra thành phần tannin có trong trà nếu được sử dụng với hàm lượng lớn sẽ gây nguy cơ táo bón ở mẹ.
Do đó, việc kết hợp trà và tắc thường xuyên sẽ không tốt. Nếu mẹ thèm quá thì chỉ nên uống tối đa 2 lần trong một tuần thôi nhé.
>>>Mẹ hãy xem thêm: Bà bầu uống trà ô lông được không? Nên hạn chế nếu không muốn hại con
Bầu không được uống trà tắc quá nhiều. Lý do vì hàm lượng acid trong tắc khá cao. Hàm lượng caffeine và tannin trong trà cũng không tốt cho mẹ bầu nếu uống liên tục.
Trong tắc chứa hàm lượng acid citric khá cao nên khuyến cáo là bầu không được uống nhiều. Acid làm tăng dịch vị dạ dày, có thể tăng tình trạng viêm loét dạ dày.
Ngoài ra dùng trà có thể gây táo bón nếu thường xuyên sử dụng.
Hàm lượng caffeine có trong trà cũng góp phần khiến mẹ khó ngủ hơn. Việc mẹ bầu mất ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Lượng lớn caffeine có thể gây buồn nôn, chóng mặt, tim nhanh. Tuy không có nghiên cứu nào chứng minh rằng caffeine sẽ ảnh hưởng thai nhi, nhưng nó vẫn có khả năng qua nhau thai. Vì vậy mẹ nên hạn chế sử dụng trà tắc một cách thường xuyên.
>>>Mẹ hãy xem thêm: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ mẹ nên biết
Với tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm như hiện nay, các loại trà vỉa hè có nguy cơ không nguồn gốc xuất xứ. Chúng có thể bị mốc, sinh ra nhiều độc tố, tuy chỉ với 1 lượng nhỏ nhưng đối với mẹ bầu thì lại vô cùng hiểm. Do đó, mẹ bầu không được uống trà tắc ngoài đường để bảo vệ sức khỏe cho mình và bé. Tốt nhất, mẹ bầu nên không được uống trà tắc mua lề đường nhất là 3 tháng đầu.
Nếu mua ở ngoài, hàm lượng đường khá cao trong trà tắc có thể gây tiểu đường thai kỳ. Tốt nhất mẹ bầu vẫn nên tự pha để uống và hạn chế lượng đường.
Có thể kết hợp với mật ong, dùng ấm thay vì công thức thông thường. Điều đó sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ hơn.
Với nhiều lợi ích dưới đây, câu hỏi bầu uống trà tắc được không sẽ được giải đáp:
Tắc chứa nhiều vitamin C và các polyphenol có trong trà giúp chống oxy hóa mạnh mẽ. Từ đó góp phần bảo vệ hệ miễn dịch.
Các flavonoid có trong quả tắc (1) và polyphenol có trong trà là các chất chống oxy hóa mạnh. Các chất này làm giảm các loại cholesterol xấu (LDL). Từ đó làm giảm nguy cơ béo phì, thừa cân và các vấn đề tim mạch của mẹ bầu.
>>>Mẹ hãy xem thêm: Bà bầu uống ngũ cốc có tốt không và có an toàn cho thai nhi không?
Trái tắc là một trong những sự lựa chọn cho các mẹ bầu. Trái tắc có thể điều hòa lưu lượng mật thừa và giảm đờm tích tụ trong đường tiêu hóa và ngăn ngừa việc tắc nghẽn. Ngoài ra, trà tắc còn có mùi thơm đặc trưng làm dịu các triệu chứng ốm nghén ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, tắc không giảm bớt tần xuất buồn nôn trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.
Tình trạng táo bón xảy ra một cách thường xuyên trong thai kỳ cũng là vấn nạn làm cho các bà bầu cảm thấy cực kỳ mệt mỏi. Chất xơ có trong tắc khi vào cơ thể có thể hút nhiều nước, làm tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột. Tuy nhiên như trên đã nói, việc kết hợp với trà một cách thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ táo bón hơn. Do đó mẹ nên uống nước tắc thôi nhé.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho mẹ bầu biết uống trà tắc có được không. Câu trả lời là có nhưng mẹ nên sử dụng tối đa 2 lần trong tuần và các lưu ý khi uống. để đám bảo an toàn cho thai kỳ nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Kumquat: Fortunella sp. Swingle
https://hort.purdue.edu/newcrop/morton/kumquat.html
Truy cập ngày 21/6/2022
2. Effects of Fortunella margarita Fruit Extract on Metabolic Disorders in High-Fat Diet-Induced Obese C57BL/6 Mice
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3976270/
Truy cập ngày 21/6/2022
3. Tannins and human health: a review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9759559/
Truy cập ngày 21/6/2022
4. Have a healthy diet in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/have-a-healthy-diet/
Truy cập ngày 21/6/2022
5. Caffeine content for coffee, tea, soda and more
Truy cập ngày 21/6/2022