Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/11/2020

Bị nghẹn ở cổ họng khi mang thai, hết ngay với các cách này bầu ơi!

Bị nghẹn ở cổ họng khi mang thai, hết ngay với các cách này bầu ơi!
Bị nghẹn ở cổ họng khi mang thai là tình trạng phổ biến của bà bầu. Tình trạng này có thể làm bạn mệt mỏi và ảnh hưởng xấu tới thai kỳ. Liệu có cách nào khắc phục không?

Bị nghẹn ở cổ họng khi mang thai là tình trạng bạn luôn có cảm giác như ăn cơm bị nghẹn ở cổ họng. Cảm giác này là do chứng trào ngược dạ dày gây ra và bạn có thể khắc phục bằng các cách sau đây.

Bị nghẹn ở cổ họng khi mang thai

Những điều nên làm khi mang thai để tránh bị nghẹn ở cổ họng

1. Chia nhỏ bữa ăn

Thay vì ăn thật no trong 3 bữa chính, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày suốt thai kỳ. Như vậy, tổng cộng 1 ngày bạn có thể ăn 7-8 bữa. Cách ăn này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng dư axit trong ruột, gây nên cảm giác bị nghẹn ở cổ họng khi mang thai.

2. Ăn chậm, nhai kỹ

Bao tử hoạt động quá sức, không khí tràn đầy bên trong dạ dày làm cảm giác bị nghẹn tăng lên. Để hạn chế điều này, bạn không nên ăn quá nhanh. Thay vào đó, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ.

3. Ngồi dậy hoặc vận động nhẹ nhàng

Bị nghẹn ở cổ họng khi mang thai

Bạn ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng có thể giúp cơ thể được giải phóng và cảm giác đỡ buồn nôn. Hạn chế tình trạng trào ngược axit dạ dày vốn gây nên cảm giác bị nghẹn ở cổ họng khi mang thai.

4. Kiểm soát cân nặng

Tình trạng dễ dàng tăng cân và khó kiểm soát cũng gây áp lực lên dạ dày, gây ra tình trạng bị nghẹn ở cổ họng khi mang thai. Vì vậy, hãy đảm bảo chất dinh dưỡng trong thực đơn cho mẹ bầu một cách hợp lý, bạn nhé!

5. Mặc quần áo rộng rãi

Bạn nên mặc quần áo rộng rãi. Những trang phục ôm, thắt nơ dưới ngực cũng gây áp lực lên bụng, đặc biệt là khi bạn mới ăn no. Tình trạng này cũng gây ra chứng bị nghẹn ở cổ họng khi mang thai.

6. Khi bị nghẹn, nên ăn một chút đồ lạnh

Để giảm bớt cảm giác bị nghẹn khi mang thai tức thì, bạn có thể thử ăn kem, uống nước lạnh để dạ dày hạ nhiệt hơn. Tuy nhiên, chỉ một ít thôi mẹ nhé vì ăn nhiều đồ lạnh cũng có hại cho dạ dày bà bầu đấy!

7. Nên ăn các củ, quả tốt cho hệ tiêu hóa

  • Táo

Để giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, đặc biệt là ngăn ngừa chứng trào ngươc dạ dày, bà bầu có thể ăn táo, uống nước ép hoặc sinh tố táo. Loại quả này cũng cung cấp thêm nhiều pectin giúp quá trình bài tiết được thuận lợi hơn. Ngoài ra, kali, canxi trong táo cũng rất có ích cho cơ thể mẹ bầu.

  • Nước dừa

Từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, bà bầu có thể uống nước dừa để ngừa chứng bị nghẹn ở cổ họng trong thai kỳ. Nước dừa chứa nhiều chất điện phân và các chất khoáng giúp bảo vệ đường ruột khỏe mạnh.

  • Gừng

Việc bổ sung một ít gừng trong thức ăn có thể giúp mẹ bầu trung hòa dịch vị, cải thiện chức năng tiêu hóa, ngừa chứng bị nghẹn ở cổ họng.

Những điều nên tránh để khắc phục chứng bị nghẹn ở cổ họng khi mang thai

1. Tránh ăn các món chiên xào, món cay nóng và chứa caffeine

Tránh ăn các món chiên xào như cơm chiên
Bà bầu nên tránh ăn các món chiên xào để hạn chế tình trạng bị nghẹn ở cổ họng khi mang thai.

Những thực phẩm này khiến bao tử chịu áp lực nặng nề, gây ra cảm giác bị nghẹn ở cổ trong thai kỳ. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc khi ăn nhé!

2. Đừng chan canh vào cơm hoặc vừa ăn vừa uống

Thói quen chan canh vào cơm hoặc vừa ăn vừa uống sẽ hại dạ dày của bà bầu chứ không khiến thức ăn dễ tiêu hơn như bạn thường nghĩ. Cách ăn này khiến dạ dày bị quá tải, gây kích thích sản sinh axít và bị nghẹn ở cổ họng khi mang thai.

3. Tránh căng thẳng

Mẹ bầu dễ bị căng thẳng vì đủ lý do như ốm nghén, lo lắng sức khỏe thai nhi… Tuy vậy, bạn không nên rơi vào tình trạng này vì đây là lý do dẫn đến bi nghẹn khi mang thai.

Vinh An

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x