Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/08/2020

Bị sùi mào gà khi mang thai: Mách mẹ bầu cách chữa an toàn

Bị sùi mào gà khi mang thai: Mách mẹ bầu cách chữa an toàn
Bị sùi mào gà khi mang thai khiến các bà mẹ lo lắng. Tuy nhiên, căn bệnh này hiếm khi lây truyền cho thai nhi và điều đăc biệt là nó hoàn toàn không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé trong bụng. Tuy nhiên, căn bệnh thầm kín này lại […]

Bị sùi mào gà khi mang thai khiến các bà mẹ lo lắng. Tuy nhiên, căn bệnh này hiếm khi lây truyền cho thai nhi và điều đăc biệt là nó hoàn toàn không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé trong bụng.

Bị sùi mào gà khi mang thai

Tuy nhiên, căn bệnh thầm kín này lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc sinh hoạt vợ chồng và tâm lý của phụ nữ. Vì vậy, các bà bầu không nên chủ quan mà cần chữa trị để bệnh khỏi dứt điểm nhé.

Bệnh sùi mào gà là gì?

Đây là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). Một số chủng papillomavirus ở người (HPV) gây ra căn bệnh này, triệu chứng là các mụn cóc mọc trên bộ phận sinh dục khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Bệnh còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như loạn sản cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ.

Tất cả mọi người đều có thể mắc phải bệnh sùi mào gà, nhưng đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất là phụ nữ. Trong số đó, phụ nữ mang thai cũng không nằm ngoài nguy cơ mắc căn bệnh khó nói này.

Các triệu chứng lúc bị bệnh sùi mào gà khi mang thai

Bệnh sùi mào gà ở bà bầu giai đoạn đầu thường khó nhận biết vì mụn cóc có thể chưa xuất hiện trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi bị nhiễm trùng.

Song theo thời gian bạn có thể nhìn thấy rõ các mụn cóc sinh dục bằng mắt. Mụn có thể phát triển rất nhỏ với màu sắc giống hoặc đậm hơn màu da. Ở giai đoạn nặng, mụn cóc có thể phát triển lớn như súp lơ với những mô sần sùi.

Bệnh sùi mào gà ở bà bầu có thể xuất hiện tại những vùng:

  • Bên trong âm đạo hoặc hậu môn
  • Bên ngoài âm đạo hoặc hậu môn
  • Trên cổ tử cung
  • Trên môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng (nếu bạn quan hệ tình dục bằng miệng với người bị nhiễm vi-rút)

Ngay cả khi không nhìn thấy các mụn cóc sinh dục, thì bệnh vẫn có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Dịch âm đạo
  • Ngứa
  • Chảy máu
  • Châm chích
  • Nếu mụn cóc sinh dục lan rộng và phát triển lớn sẽ gây đau đớn

Bị sùi mào gà khi mang thaiNguyên nhân gây bệnh sùi mào gà khi mang thai

Bệnh sùi mào gà khi mang thai có thể lây truyền qua các hoạt động tình dục bằng miệng, âm đạo và hậu môn. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là do virus HPV gây ra. Có 30-40 chủng HPV đặc biệt ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nhưng chỉ một vài trong số các chủng này gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục.

Trên thực tế, HPV rất phổ biến. Hầu hết những người có sinh hoạt tình dục đều có thể mắc bệnh này vào một lúc nào đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào virus HPV cũng dẫn đến các biến chứng như mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, virus này sẽ tự biến mất mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe.

Chủng HPV gây ra các mụn ở bộ phận sinh dục khác với chủng HPV gây ra mụn cóc ở tay, chân và các bộ phận khác. Tuy nhiên, mụn cóc có thể lây lan từ bàn tay của người này sang bộ phận sinh dục của người kia và ngược lại.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai

Bà bầu nào cũng có thể bị nhiễm bệnh sùi mào gà khi mang thai, song bệnh này phổ biến hơn ở những bà bầu sau:

  • Người dưới 30 tuổi
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu

Các biến chứng khi bị sùi mào gà khi mang thai

  • Nhiễm trùng HPV là nguyên nhân chính gây ung thư ở cổ tử cung.
  • Bệnh cũng có thể dẫn đến những thay đổi tiền ung thư đối với các tế bào của cổ tử cung, được gọi là loạn sản.
  • Các loại HPV khác còn có thể gây ung thư âm hộ, đó là cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ.
  • HPV cũng có thể gây ung thư hậu môn.
  • Khi bệnh nặng, mụn cóc phát triển to có thể gây tắc nghẽn âm đạo, ảnh hưởng đến sự chào đời của thai nhi.

Cách chuẩn đoán bệnh sùi mào gà cho bà bầu

Để chẩn đoán tình bệnh sùi mào khi mang thai, bác sĩ thường tiến hành các việc sau:

1. Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về sức khỏe và lịch sử tình dục của bà bầu

  • Các triệu chứng mà bạn đã trải qua
  • Bạn có quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục bằng miệng không
  • Bạn có dùng bao cao su khi quan hệ tình dục không.

2. Bác sĩ cũng sẽ thực hiện kiểm tra thể chất

Việc kiểm tra này sẽ tiến hành ở bất kỳ khu vực nào mà bạn nghi ngờ mụn cóc có thể xảy ra.

  • Trường hợp mụn cóc xuất hiện sâu bên trong cơ thể, bác sĩ có thể sẽ phải kiểm tra vùng chậu của bạn. Bác sĩ sẽ áp dụng một giải pháp axit nhẹ để giúp mụn cóc xuất hiện rõ hơn.
  • Bác sĩ có thể làm xét nghiệm Pap (còn được gọi là phết tế bào Pap) để phát hiện virus HPV.
  • Nếu xét nghiệm Pap có kết quả bất thường có thể là dấu hiệu của tiền ung thư. Lúc này, bác sĩ có thể sẽ tiến hành soi cổ tử cung định kỳ cho bạn.
  • Nếu bạn đã nhiễm một dạng HPV gây ung thư cổ tử cung, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm ADN. Việc này là để xác định chủng virus trong cơ thể của bạn.bị sùi mào gà khi mang thai

Cách chữa bệnh sùi mào gà khi mang thai

Mặc dù mụn cóc sinh dục thường biến mất theo thời gian nhưng HPV vẫn có thể tồn tại trong các tế bào da sau khi bạn đã khỏi bệnh. Điều này có nghĩa, virus này có thể bùng phát vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời của bạn. Vì vậy, việc quản lý các triệu chứng của bệnh sùi mào gà rất quan trọng để ngăn ngừa việc lây truyền bệnh cho em bé sau khi con chào đời.

1. Điều trị mụn cóc sinh dục trong khi mang thai bằng thuốc có nên không?

Bác sĩ thường kê toa các loại thuốc điều trị mụn cóc cho phụ nữ như:

  • Imiquimod (Aldara): Thuốc dùng điều trị một số dạng tăng trưởng trên da.
  • Podophyllin và podofilox (Condylox): Thuốc đặc trị bệnh sùi mào gà.
  • Axit trichloroacetic, hoặc TCA: Thuốc đặc trị mụn cóc, sùi mào gà, da sần sùi.

Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, những loại thuốc này có thể không được chỉ định dùng. Vì thế, bà bầu không bao giờ được tự dùng thuốc không được kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa nhé.

2. Các phương pháp tiểu phẫu để điều trị bệnh sùi mào gà nặng khi mang thai

Nếu mụn cóc ở vùng kín quá lớn, bác sĩ tiên lượng có thể gây cản trở cho quá trình sinh đẻ thì bác sĩ có thể chỉ định một trong các phương pháp tiểu phẫu sau cho bà bầu:

  • Phẫu thuật lạnh (đóng băng mụn cóc bằng nitơ lỏng)
  • Điều trị bằng laser để đốt mụn cóc
  • Phẫu thuật cắt bỏ mụn cóc

3. Cách chữa trị cho bà bầu bị sùi mào gà khi mang thai bằng các phương pháp tự nhiên

a. Dầu cây trà

Cùng với các lợi ích sức khỏe khác, tinh dầu cây trà đã được nghiên cứu để sử dụng làm chất chống nấm, vi khuẩn. Tinh dầu này cũng hữu ích trong việc phòng chống bệnh sùi mào gà cho các bà bầu.

Cách dùng

  • Bạn pha loãng một giọt tinh dầu cây trà với vài giọt dầu vận chuyển (như dầu dừa).
  • Thoa hỗn hợp lên vùng mụn cóc.

*Lưu ý:

  • Một số người có thể bị dị ứng với dầu cây trà, vì vậy bạn nên dùng thử một lượng nhỏ lên cánh tay. Nếu sau 24 giờ không thấy phản ứng nào bất thường thì bạn có thể yên tâm sử dụng tiếp.
  • Không dùng dầu cây trà trong miệng hoặc âm đạo.
  • Nên dùng liên tục trong vài tuần.
  • Ngừng sử dụng nếu quá khó chịu.bị sùi mào gà khi mang thai

b. Trà xanh

Trà xanh có hiệu quả tốt trong việc chữa bệnh sùi mào gà khi mang thai nhờ hợp chất sinecatechin. Ngoài ra, hợp chất này cũng giúp bà bầu ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây bệnh sinh dục khác để không bị viêm, nhiễm vùng kín.

Cách dùng

  • Lấy một ít chiết xuất trà xanh trộn với vài giọt dầu dừa.
  • Thoa hỗn hợp lên vùng mụn cóc.

C. Tỏi

Chiết xuất từ tỏi có thể ngăn chặn sự phát triển của mụn cóc cũng như các bệnh viêm nhễm vùng kín khác. Vì thế, bị sùi mào gà khi mang thai bà bầu nên dùng tỏi để điều trị nhé.

Cách dùng

  • Dùng các chiết xuất từ tỏi và bôi trực tiếp lên mụn cóc.
  • Hoặc ngâm một vài miếng gạc trong hỗn hợp tỏi và dầu rồi đặt lên vùng mụn cóc.

d. Giấm táo

Giấm táo có các thành phần axit có thể tiêu diệt virus gây bệnh sùi mào gà ở bà bầu.

Cách dùng

Ngâm một miếng bông hoặc gạc trong giấm táo rồi thoa trực tiếp lên vùng mụn cóc.bệnh sùi mào gà ở nữ

Bị sùi mào gà khi mang thai

Cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà khi mang thai

1. Tiêm vắc-xin HPV

  • Bà Bầu có thể tiêm vắc-xin HPV có tên là gardasil và gardasil 9 để ngừa các chủng virus phổ biến nhất gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Ngoài ra, thuốc này cũng có thể chống lại các chủng virus có liên quan đến ung thư cổ tử cung.
  • Vắc-xin có thể tiêm cho bà bầu và phụ nữ 9-45 tuổi.

2. Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục

  • Luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa nhiễm HPV.
  • Ngoài ra, nếu quan hệ bằng miệng thì bạn nên vệ sinh răng miệng ngay sau khi quan hệ xong.

3. Ăn nhiều rau

Những loại rau có chứa indole-3-carbinol (I3C) có thể giúp làm sạch mụn cóc sinh dục nếu bạn ăn 4-5 phần mỗi ngày.

Các loại rau giàu indole-3-carbinol, tốt cho việc phòng chống bệnh sùi mào gà và tốt cho cả thai kỳ mà bạn có thể ăn bao gồm:

  • Cải bắp
  • Bông cải xanh
  • Bắp cải brucxen
  • Súp lơ
  • Cải xoănbị sùi mào gà khi mang thai
  • 4. Folate và B12

    Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc thiếu hụt folate và B12 với việc tăng nguy cơ nhiễm HPV. Do đó, việc sử dụng vitamin tổng hợp hoặc bổ sung folate và B12 có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng HPV và loại bỏ mụn cóc. Tuy nhiên, bà bầu cần hỏi ý kiến của bác sĩ nếu muốn bổ sung hai loại chất này nhé.

    5. Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh

    Bạn nên cắt bỏ mọi tác nhân làm suy yếu miễn dịch để phòng ngừa bệnh sùi mào gà và các bệnh khác cũng như giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh:

    a. Ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

    • Việt quất, anh đào, cà chua, ớt chuông, bí đao
    • Rau lá xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn
    • Các loại ngũ cốc
    • Các loại quả hạch (các loại hạt vỏ cứng)
    • Đậu
    • Thịt nạc

    b. Tránh ăn các thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh sùi mào khi mang thai

    • Sữa, đậu nành, ngô, phụ gia thực phẩm
    • Thực phẩm tinh chế như bánh mì trắng và mì ống
    • Thịt đỏ
    • Thực phẩm chế biến với chất béo chuyển hóa
    • Cafein và các chất kích thích khác

    bị sùi mào gà khi mang thaiBị bệnh sùi mào gà khi mang thai tuy không gây nguy hiểm cho thai kỳ nhưng lại khiến bà bầu ngứa, ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến tâm trạng vốn đang không ổn định của bà bầu. Ngoài ra, khi bệnh phát triển nặng, các mụn cóc quá lớn còn có thể gây tắc âm đạo, cản trở quá trình em bé chào đời và cũng có thể lây nhiễm sang em bé. Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là rất thấp song bà bầu nên chữa trị sớm để không làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục, tâm trạng cũng như sức khỏe nhé.

    Hanako

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x