Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
1/ Vai trò của protein trong cơ thể
Bạn có thể tưởng tượng các tế bào trong cơ thể chính là những công cụ đang cùng hoạt động trong một nhà máy sản xuất dây chuyền, mỗi một tế bào thực hiện từng chức năng cụ thể khác nhau. Protein chính là cơ vận hành các công cụ này. Nhìn chung, protein có trách nhiệm:
-Xây dựng, củng cố và thay thế các mô mới trong cơ thể.
-Tạo ra kháng thể cho hệ thống miễn dịch.
-Tạo ra hormone.
-Tạo sự đồng nhất giữa các cơ bắp.
-Vận chuyển ô-xy trong máu.
-Về cơ bản, giữ cho sự vận hành của các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.
2/ Vai trò của protein với bà bầu
Nếu cơ thể là một nhà máy sản xuất dây chuyền, và protein là các động cơ chính trong chuỗi vận hành đó, các cơ này phải hoạt động với tốc độ gấp đôi khi bạn mang thai. Điều này có nghĩa protein không chỉ cần chỉ để nuôi dưỡng cơ thể mẹ bầu, mà còn giúp hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Bạn nên bổ sung protein đầy đủ trong suốt thai kỳ, đặc biệt nhiều hơn vào tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.
3/ Bao nhiêu protein cho đủ?
Tùy vào trọng lượng cơ thể, mỗi người cần một lượng protein hằng ngày khác nhau.
-Phụ nữ không mai thai: 0.75g protein cho mỗi kg trọng lượng.
-Phụ nữ mang thai: 1g protein cho mỗi kg trọng lượng.
-Đàn ông: 0.84g cho mỗi kg trọng lượng.
4/ Thực phẩm giàu protein
-Thịt, gia cầm, cá.
-Ngũ cốc.
-Trứng.
-Các chế phẩm từ sữa.
-Các loại hạt.
-Các loại đậu.
-Các chế phẩm từ đậu nành.
-Lúa mì, lúa mạch, bắp.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.