Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/09/2022

Bụng cồn cào khi mang thai - Ăn sai cách thôi mà!

Bụng cồn cào khi mang thai - Ăn sai cách thôi mà!
Bụng cồn cào khi mang thai không phải là vấn đề nghiêm trọng do sức khỏe hay bệnh lý. Đó đơn giản là do chế độ ăn uống thiếu chút khoa học của mẹ bầu thôi!

Bị cồn ruột khi mang thai không phải bà bầu nào cũng gặp phải nhưng cũng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Nguyên nhân thì có rất nhiều và chắc chắn liên quan nhiều dến chế độ dinh dưỡng khi bầu bì của mẹ.

Bị cồn ruột khi mang thai, có thể bé đang đói!

Vâng, đôi khi chuyện mẹ bị cồn ruột khi mang thai có thể liên quan đến vấn đề…thai nhi đói. Con đói và mẹ cũng cảm thấy đói. Ngay lúc đói mẹ nên dùng bữa càng sớm càng tốt.

Không cần phải là bữa ăn thịnh soạn, chỉ đơn giản là những món ăn vặt cho bà bầu thôi cũng đủ “bình định” dạ dày tạm thời. Để cơ thể đói quá lâu sẽ khiến thai nhi có nguy cơ béo phì khi được sinh ra bì cơ thể bé đã quen với việc tích trữ chất béo.

bụng cồn cào khi mang thai 1
Nhà bầu nên có sẵn trái cây để khi đói chế biến nhanh món salad trái cây hấp dẫn

Thai nhi càng lớn là lúc mẹ cần tiêu thụ càng nhiều thức ăn. Tam cá nguyệt thứ ba chính là khoảng thời gian mẹ cảm thấy nhanh đói nhất. Lắng nghe cơ thể thường xuyên là cách tốt nhất để mẹ cung cấp đầy đủ dinh cho bé, giúp bé cưng khỏe mạnh và chào đời bình an.

2 dấu hiệu khác cũng cho thấy thai nhi đang đói cồn cào:

  • Bé liên tục “đạp và đạp”: Đây cũng là cách bé nhắc nhở mẹ nên đi ăn gì đó. Ngay lúc này, nếu bạn ăn, uống gì đó, chắc chắn bé sẽ bớt đạp và dần dần không đạp nữa.
  • Bé trườn bụng xuống dưới: Nếu bé máy nhẹ hoặc trườn xuống bụng dưới trong khoảng thời gian mẹ đang làm việc và vận động, có thể là bé đang đói.

Bụng cồn cào khi mang thai

Các chuyên gia sản khoa đã tìm ra 10 nguyên nhân phổ biến khiến mẹ đói nhiều khi mang thai:

  • Uống quá nhiều nước: Bổ sung nước mỗi ngày là cần thiết nhưng bà bầu uống nước quá nhiều dễ dấn đến tình trạng no ngay, ăn ít hơn nhưng nhanh đói.
  • Ăn nhiều thức ăn cay nóng: Gia vị cay sẽ làm kích thích lớp lót dạ dày, tăng nguy cơ bị loét dạ dày. Đau do loét dạ dày này ở mức nhẹ gần giống với cảm giác đói bụng cồn cào.
  • Thai nhi lớn mỗi ngày: Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi lớn nhanh đáng kinh ngạc. Nếu không ăn uống đủ, điều này sẽ gây bất lợi cho cả người mẹ lẫn thai nhi.
  • Thay đổi hormone: Mang thai sẽ làm thay đổi đáng kể lượng hormone trong cơ thể. Ốm nghén khiến bạn cảm thấy đói bụng cồn cào như thể chưa ăn gì.
  • Ăn quá nhanh: Não bộ vẫn chưa kịp kích hoạt các trung tâm bảo dưỡng khi bạn ăn quá nhanh. Tức là cảm giác đói chưa bị ức chế (vẫn cảm thấy đói).
  • Ăn ít: Dù không ủng hộ việc ăn cho hai người nhưng chế độ ăn cho bà bầu vẫn phải ăn nhiều hơn so với bình thường để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng co thai nhi.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc đường uống như corticosteroid, somatropin có thể khiếnbà bầu đói bụng liên tục.
  • Căng thẳng: Nếu bầu quá căng thẳng sẽ thường thường hay bị đói và thèm ăn liên tục bởi vì nó kích thích cơ thể phải ăn nhiều để chống lại stress, để tồn tại.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm giun sán cũng sẽ làm tăng sự thèm ăn, bởi vì những ký sinh trùng này “ăn cắp” chất dinh dưỡng của cơ thể, dẫn đến sự thiếu hụt.
  • Thiếu chất xơ: Chất xơ làm chậm sự hấp thụ thực phẩm, tăng lượng glucose trong máu, từ đó tăng cường cảm giác no đủ. Ngược lại, thiếu chất xơ sẽ khiến mẹ mau đói hơn.

Làm thế nào để loại bỏ cảm giác xót ruột khi mang thai?

Dựa vào những nguyên nhân chủ yếu, có thể đưa ra hướng giải quyết êm đẹp cho tình trạng bị cồn ruột khi mang thai:

  • Dinh dưỡng hợp lý: Chế độ ăn uống khoa học mỗi ngày giúp dạ dày không thèm ăn. Ngoài bữa chính bầu nên “thủ” sẵn bữa phụ để tránh tình trạng bị đói bụng.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Mỗi ngày bạn nên ăn 5 bữa với 3 bữa chính đầy đủ tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Ăn chậm nhai kỹ: Cách ăn này không chỉ tốt cho thời kỳ bầu bì mà còn giúp mẹ giảm cân sau sinh hiệu quả. Nhai kỹ giúp nước bọt tiết ra từ khoang miệng cũng có chứa các enzym tiêu hóa giúp giảm gánh nặng cho dạ dày.
  • Uống nước đúng cách: Không nên uống quá 3 lít nước mỗi ngày và không nên uống nước trước và ngay sau bữa ăn để tránh cảm giác sôi bụng khi mang thai.
  • Bổ sung chất xơ: Nguồn chất xơ từ rau xanh và trái cây tươi là một phương thuốc tuyệt vời giúp loại bỏ hiện tượng táo bón, khó tiêu, bị xót ruột khi mang thai.

Với những mẹ bầu bì lần đầu cần nhớ bụng cồn cào khi mang thai là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày hợp lý tình trạng này sẽ ổn và biến mất sớm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x