Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/09/2022

Tổng hợp 12 cách trị nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả mà không ảnh hưởng thai nhi

Tổng hợp 12 cách trị nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả mà không ảnh hưởng thai nhi
Việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai là điều cấm kỵ với bà bầu. Vậy khi bị viêm mũi, có cách chữa ngạt mũi cho bà bầu an toàn mà không cần dùng thuốc?

Trong thai kỳ, dùng thuốc để trị bệnh có thể tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Vậy khi bị viêm mũi, sổ mũi, ngạt mũi, bầu phải áp dụng biện pháp nào để bệnh nhanh khỏi?

Trước khi tham khảo cách trị nghẹt mũi cho bà bầu, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân gây triệu chứng này.

Nguyên nhân gây viêm thũi thai kỳ

Khoảng 30% mẹ bầu bị nghẹt mũi trong thời gian mang thai, hầu hết đều không phải do dị ứng hoặc bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này được gọi là viêm mũi thai kỳ. Thông thường, bệnh khởi phát ở tháng thứ 2 và trở nặng hơn vào những tháng cuối.

Nguyên nhân chính gây chứng viêm mũi ở bà bầu là do lượng estrogen tăng cao trong thời gian mang thai, làm màng mũi sưng và đóng dịch nhầy. Hơn nữa, lượng máu tăng lên cũng làm sưng phù các mạch máu nhỏ, dẫn đến tình trạng đường thở bị thu hẹp.

Mẹ bầu nên chú ý phân biệt viêm mũi thai kỳ với các bệnh khác như dị ứng, cảm cúm, viêm họng, bệnh truyền nhiễm hay viêm xoang.

Viêm mũi thai kỳ chỉ gây mỗi triệu chứng nghẹt mũi, trong khi các bệnh khác thường đi kèm ho, đau họng, đau đầu, sốt, ngứa tai, ngứa mắt.

Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tại nhà

Một số cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tại nhà dưới đây có thể hỗ trợ đường thở của mẹ thông thoáng hơn.

1. Uống nhiều nước

cách trị nghẹt mũi cho bà bầu
Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu: Uống nhiều nước

Lượng nước nạp vào cơ thể giúp làm lỏng dịch đặc ở mũi. Mẹ bầu nên uống nước ấm, hoặc nước ấm pha với chanh và mật ong.

2. Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu: Súc miệng nước muối

Thường xuyên súc miệng nước muối giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ viêm mũi tấn công sang họng. Hơn nữa, khi súc miệng, một phần nước muối trở ngược lên mũi, giúp mũi sạch hơn.

3. Rửa mũi bằng nước muối

Dịch nhầy đọng nhiều ở mũi là nguyên nhân chính gây ngạt mũi và khó thở. Vì vậy, mẹ bầu có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi 2-3 lần/ngày, đây là một trong những cách trị nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả.

4. Tránh ăn cay hỗ trợ chữa ngạt mũi cho bà bầu

Gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt sẽ kích thích nước mũi tiết ra nhiều hơn. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế đồ cay nếu không muốn tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn cay có tốt không? Mẹ bầu thèm cay nên xem ngay!

5. Kê cao gối khi nằm để dễ ngủ hơn

Thói quen này giúp mẹ bầu dễ thở hơn khi ngủ và nghỉ ngơi. Ngoài ra, mẹ cũng nên tìm hiểu thêm tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ để có giấc ngủ ngon.

6. Dùng máy phun sương tạo độ ẩm

Mẹ bầu dùng máy phun sương tạo độ ẩm, nhất là lúc ngủ, hỗ trợ giảm bớt cảm giác khó chịu do tình trạng viêm mũi gây ra.

Đây cũng là cách trị nghẹt mũi cho bà bầu khá hiệu quả mà ngày càng nhiều mẹ áp dụng.

7. Duy trì luyện tập, vận động

cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tại nhà
Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tại nhà bằng bài tập yoga

Duy trì tập luyện và vận động cũng giúp làm dịu cơn ngạt mũi. Tuy nhiên, mẹ nên tránh tập luyện ngoài trời bởi không khí ô nhiễm rất dễ khiến đường hô hấp bị kích ứng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tập thể dục cho mẹ bầu: 7 bài tập yoga cho thai kỳ luôn khỏe mạnh

8. Tránh khói bụi hỗ trợ chữa ngạt mũi cho bà bầu

Bên cạnh nghiêm túc thực hiện cách trị nghẹt mũi cho bà bầu, mẹ cũng nên nên tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa hay rượu.

8. Cách chữa cảm cúm ngạt mũi cho bà bầu bằng xông hơi

Đây là cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tuy mang tính tạm thời, nhưng lại đem đến sự dễ chịu nhẹ nhàng. Làm ẩm chiếc khăn với nước nóng, sau đó đắp lên mặt và hít thở.

Có nên dùng thuốc trị nghẹt mũi cho bà bầu?

Dùng thuốc sai cách có thể đem đến những hiểm họa khôn lường đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu mang thai, khi chưa nhận được chỉ định từ phía bác sĩ.

Nếu tình trạng ngạt mũi không đỡ hơn, bạn nên đi thăm khám để bác sĩ kê toa thuốc phù hợp và an toàn. Bên cạnh đó, còn một số lưu ý khác khi dùng thuốc bà bầu cần lưu ý:

-Tránh lạm dụng thuốc xịt mũi, vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm mũi và triệu chứng ngạt mũi khó chịu.

-Thuốc dạng xịt thường chứa corticoid, chất khi nạp vào cơ thể có thể gây hại cho thai nhi, nhưng chỉ có hại khi bạn sử dụng dưới dạng uống.

cách chữa ngạt mũi cho bà bầu

Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu theo mẹo dân gian

1. Chữa ngạt mũi cho bà bầu bằng tỏi

Người xưa thường chữa ngạt mũi bằng tỏi chứa nhiều thành phần kháng sinh như Allincin, giúp chống lại các virus gây bệnh.

Có thể chữa ngạt mũi cho bà bầu bằng tỏi qua các cách dưới đây:

Chế biến tỏi trong các món ăn hàng ngày: Bạn có thể sử dụng tỏi trong các món sào như rau muống sào tỏi, rau cải sào tỏi, bí ngô sào tỏi,… Bên cạnh đó bạn có thể ăn trực tiếp tỏi nếu không thấy khó chịu với mùi nồng của nó.

Xông mũi bằng tỏi: Bạn xay nát củ tỏi, sau đó cho hết phần tỏi say nát vào mảnh vải mỏng. Xông mũi bằng cách đưa tỏi lên hít sâu vào nhiều lần. Làm theo cách này nhiều lần trong 1 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ.

Kết hợp tỏi với gừng tươi: Tỏi và gừng rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với giấm, bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được, pha chế với nước chấm hoặc mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn.

Nhỏ mũi bằng nước tỏi: Bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 – 5 lần. Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10 ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 – 3 lần trong ngày.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn tỏi được không? Đọc ngay kẻo hối hận mẹ nhé!

2. Dùng rau kinh giời, lá tía tô

Hai loại lá này hỗ trợ cực tốt trong việc chữa cảm cúm nhờ vị cay, tính ấm. Cách thực hiện rất đơn giản: Cho một nắm kinh giới, một nắm tía tô sắc lấy nước uống. Sau khi uống, mẹ bầu nên ăn thêm cháo và giữ ấm cho cơ thể.

3. Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu theo dân gian bằng hành

Với tính sát khuẩn mạnh, hành là vị thuốc giúp trị cảm hiệu quả và cũng là nguyên liệu chống động thai. Mẹ bầu có thể nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn nóng và giữ ấm cơ thể. Ngoài cháo, mẹ có thể cho hành vào trứng gà kèm kinh giới, tía tô để chiên hoặc hấp.

Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu tại nhà thực hiện khá đơn giản. Mẹ hãy thử áp dụng một trong những cách trên để đánh giá mức hiệu quả cho mỗi phương pháp nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. The flu jab in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/flu-jab/
Truy cập ngày 28/05/2021

2. Pregnancy and the flu
https://medlineplus.gov/ency/article/007443.htm
Truy cập ngày 28/05/2021

3. Is it safe to get a flu shot during pregnancy?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/influenza/faq-20058522
Truy cập ngày 28/05/2021

4. Flu During Pregnancy
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/flu-during-pregnancy-9057/
Truy cập ngày 28/05/2021

5. I’m Pregnant. Should I Get a Flu Shot?
https://kidshealth.org/en/teens/flu-pregnant.html
Truy cập ngày 28/05/2021

x