Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/09/2020

Cảnh giác với các bệnh về mắt thường gặp khi bầu bí

Cảnh giác với các bệnh về mắt thường gặp khi bầu bí
Sự gia tăng hormone khi mang thai không chỉ gây các vấn đề về da mà còn là "thủ phạm" dẫn đến các bệnh về mắt. Bà bầu thường gặp các vấn đề gì về mắt? Tham khảo ngay để biết cách chăm sóc và phòng ngừa nhé!
Các bệnh về mắt khi mang thai
Nếu không được quan tâm chăm sóc, bà bầu rất dễ mắc các bệnh về mắt sau đây

1. Sưng mắt

Tình trạng này thường xảy ra vào những tháng cuối thai kỳ. Đi kèm với mắt sưng, mẹ bầu cũng sẽ bị triệu chứng sưng phù tay, chân. Đặc biệt, nếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu có nhiều muối, triệu chứng này sẽ càng thêm nghiêm trọng.

Để giảm sưng, các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên cắt giảm muối trong thực đơn, đồng thời tăng cường trái cây, rau xanh và uống thật nhiều nước.

2. Các bệnh về mắt khi mang thai: Nốt sần trong mí mắt

Tuần hoàn máu không lưu thông đều đặn có thể là nguyên nhân tạo nên các nốt sần trong mí mắt. Ngoài ra, các vi khuẩn sinh sống ở vùng mí mắt cũng là một “đối tượng” đáng nghi. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế trang điểm vùng mắt, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, bạn cũng nên lưu ý vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên.

3. Khô mắt

Nhiều mẹ bầu than phiền rằng trong giai đoạn thai kỳ, mắt trở nên khô hơn. Mắt thường nhòe khi phải nhìn lâu, hay chảy nước mắt, nhức mắt… Trong một số trường hợp, triệu chứng khô mắt còn đi kèm sưng đỏ.

Với những trường hợp này, mẹ bầu nên sử dụng nước nhỏ mắt để vệ sinh mắt. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng nước nhỏ mắt an toàn cho bà bầu, cũng như liều lượng thích hợp.

4. Mờ mắt

Tuần hoàn máu bị ảnh hưởng cộng với giác mạc và thủy tinh thể dày hơn do tình trạng trữ nước là nguyên nhân làm thị lực suy giảm khi mang thai. Tin mừng là tình trạng này sẽ biến mất khi bạn sinh con 6 tháng. Tuy nhiên trong thời gian này, mẹ bầu có thể sẽ phải đeo kính để hỗ trợ thị giác.

5. Phù võng mạc

Mẹ bầu bị tiểu đường và tăng huyết áp có thể gặp phải tình trạng phù võng mạc. Thời gian đầu, những mạch máu nhỏ trong mắt sẽ hơi phù nhẹ. Nếu không được chăm sóc, võng mạc có thể bị co, bong và gây mù hay ảnh hưởng đến não bộ.

Nếu có tiền sử tăng nhãn áp, tiểu đường hay huyết áp cao, bầu nên thông báo ngay với bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra và phòng ngừa các bệnh về mắt cho bạn trong thai kỳ.

Phòng ngừa các bệnh về mắt khi mang thai

1. Kiểm tra mắt thường xuyên

Ngoài khám thai định kỳ, mẹ bầu cũng nên thường xuyên kiểm tra mắt. Đặc biệt, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, báo ngay với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

2. Tăng cường vitamin

Không chỉ cần thiết cho quá trình mang thai, bổ sung vitamin, nhất là vitamin A cũng giúp bảo vệ mắt và thị lực của mẹ bầu.

3. Cẩn trọng khi dùng thuốc nhỏ mắt

Mẹ bầu thường xuyên làm việc với máy tính có thói quen sử dụng thuốc nhỏ mắt khi bị khô, mỏi mắt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là thói quen sai lầm. Chất kháng khuẩn trong thuốc nhỏ mắt chứa hormone sẽ gây phản ứng bất lợi cho thai nhi. Vì vậy, khi muốn sử dụng thuốc nhỏ mắt, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm được loại thuốc nhỏ mắt an toàn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x