Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/06/2022

Cánh mũi to khi bầu bí có phải là dấu hiệu mang thai con trai không?

Cánh mũi to khi bầu bí có phải là dấu hiệu mang thai con trai không?
Nhiều bà bầu phát hiện ra rằng khi mang thai, đột nhiên mũi của mình to ra rất nhiều mặc dù không bị sưng đau. Tình trạng này tuy không quá phổ biến nhưng cũng khiến nhiều bà bầu khổ tâm vì nhan sắc bị ảnh hưởng. Song ngược lại, một số bà bầu khác […]

Nhiều bà bầu phát hiện ra rằng khi mang thai, đột nhiên mũi của mình to ra rất nhiều mặc dù không bị sưng đau. Tình trạng này tuy không quá phổ biến nhưng cũng khiến nhiều bà bầu khổ tâm vì nhan sắc bị ảnh hưởng. Song ngược lại, một số bà bầu khác cảm thấy vui mừng khi thấy cánh mũi to ra mỗi ngày. Do chị em tin rằng, đó là dấu hiệu mang thai con trai.

Cánh mũi to khi bầu bí có phải là dấu hiệu mang thai con trai không? Mời bạn hãy cùng Marry Baby tìm hiểu thực hư vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Tại sao cánh mũi to khi mang thai?

Nhiều bà bầu bị nở cánh mũi khi mang thai mà không thể giải thích được hiện tượng này.

1. Do tăng cân nhanh

Cánh mũi to và dày hơn lúc bầu bí có thể là do cơ thể bạn tăng cân nhanh chóng. Việc này làm cho các bộ phận trên cơ thể cũng bị tăng kích cỡ, ví dụ như bụng, ngực, mông, bắp tay, đùi, mặt và cả mũi.

cánh mũi to do bàu bầu tăng cân
Cánh mũi to do bàu bầu tăng cân

2. Sự thay đổi hormone

Nguyên nhân khác có thể là do sự thay đổi hormone của cơ thể trong giai đoạn mang thai đã gây ra những bất thường trên khuôn mặt bạn. Ngoài việc bà bầu bị đầu mũi to cánh mũi dày thì da mũi của nhiều người còn đỏ ửng và sần sùi như vỏ cam sành. Ngoài ra, bọng mắt cũng có thể to hơn, mí mắt sụp xuống, kích thước môi lớn hơn bình thường.

Phó giáo sư phụ khoa lâm sàng tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt của Mỹ – Angela Wilson-Liverman cho biết: “Hóa ra “mũi thai kỳ” là một điều có thật, mặc dù chưa có thuật ngữ y học cho hiện tượng này”. “Hormone của thai kỳ, cụ thể là estrogen làm tăng lưu lượng máu ở khắp mọi nơi, đặc biệt là màng nhầy của cơ thể. Vì vậy, sự gia tăng lưu lượng máu có thể gây sưng ở những khu vực màng nhầy hoặc bọng mắt. Nguyên nhân này có thể làm cho phụ nữ có cánh mũi to hơn bình thường.”

3. Do chức năng phổi bị ảnh hưởng khi mang thai

Phụ nữ bị tăng cân nhiều khi mang bầu cùng với việc thai nhi lớn dần mỗi ngày đã gây ra sự chèn ép nội tạng. Tình trạng này làm chức năng của phổi bị ảnh hưởng khiến bà bầu khó thở. Khi cơ thể bị thiếu oxy thì theo cơ chế tự nhiên, cánh mũi sẽ mở rộng ra để bạn hít thở không khí. Đây cũng có thể là lý do vì sao mũi của nhiều phụ nữ thường to hơn khi mang thai.

cánh mũi to do chức năng phổi bị ảnh hưởng
Cánh mũi to do chức năng phổi bị ảnh hưởng

4. Do chức năng lá lách và dạ dày kém khi mang thai

Khi mang thai, ngoài chức năng phổi bị ảnh hưởng thì chức năng của lá lách và dạ dày cũng có thể hoạt động kém hơn. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống trong thai kỳ phong phú hơn bình thường, dẫn đến các bộ phận này phải hoạt động quá mức và suy yếu.

Lá lách và dạ dày hoạt động kém có thể làm cho vùng mũi của bà bầu có màu đỏ.

Cánh mũi to có thể trở về bình thường sau khi sinh không?

Nhiều bà bầu lo lắng rằng tình trạng cánh mũi to sẽ không biến mất và phải sống chung với chiếc mũi thô, xấu xí cả đời.

Song thực tế cho thấy sau khi sinh, mũi của bạn sẽ trở lại bình thường. Cánh mũi sẽ tự hẹp dần theo thời gian và vùng da màu đỏ hoặc sần sùi vỏ cam cũng sẽ tự biến mất. Nguyên nhân là do sau khi sinh, các chức năng cơ thể và hormone đã ổn định trở lại.

Chăm sóc cánh mũi to khi mang thai như thế nào?

Một số bà bầu có thể gặp phải tình trạng cánh mũi to, da đỏ, khô, sần sùi vỏ cam và nhiều mụn cám hoặc mụn đầu đen. Nếu bạn không biết cách chăm sóc, vùng da mũi có thể bị tổn thương và khó phục hồi sau sinh.

Vì thế bạn cần chú ý khi chăm sóc da mũi trong thời kỳ mang thai như sau:

+ Khi rửa mặt, không dùng móng tay cào hai bên cánh mũi để lấy mụn vì da sẽ bị tổn thương và sần sùi hơn.

+ Tẩy da chết 1-2 lần mỗi tuần, đồng thời thoa kem dưỡng ẩm cho da mũi.

+ Có thể dùng miếng lột mụn vùng mũi nhưng chỉ nên dùng miếng lột nhẹ để da không bị tổn thương. Bạn chỉ nên lột mụn mỗi tháng 1-2 lần. Lưu ý, trước khi lột mụn bạn nên làm ướt mũi bằng nước ấm để lỗ chân lông mở ra giúp cho việc lột mụn dễ hơn.

+ Sau khi lột mụn bạn nên thoa nước hoa hồng để làm se khít lỗ chân lông.

Cánh mũi to khi mang thai có phải là dấu hiệu sinh con trai không?

Mặc dù nhiều bà bầu châu Á tin rằng cánh mũi to hơn khi mang thai là dấu hiệu sinh con trai. Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào chứng minh điều đó là đúng.

Mang thai con trai có thể có một số dấu hiệu khác với mang thai con gái. Song các dấu hiệu đó không liên quan đến việc thay đổi hình dạng mũi của bà bầu.

Sự thay đổi hormone và việc tăng cân nhân nhanh trong thai kỳ gây ra nhiều biến đổi cho cơ thể phụ nữ. Một số bộ phận có thể tăng kích thước bất thường như cánh mũi to hơn là hoàn toàn bình thường. Bà bầu không nên tin đó là dấu hiệu mang thai con trai và cũng không nên lo lắng về chiếc mũi khác thường. Bởi vì sau khi sinh mũi của bạn sẽ trở về hình dạng ban đầu.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x