Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/03/2021

Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH bất cứ ai cũng cần nắm

Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH bất cứ ai cũng cần nắm
Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH là mối quan tâm của không ít cặp đôi hiện nay. Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Tìm hiểu ngay nhé!

Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, các cặp vợ chồng đang thắc mắc về chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH cần chú ý những điểm dưới đây:

chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH

1. Điều kiện

  • Lao động nam đang tham gia Bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Quy định về việc nghỉ hưởng chế độ khi vợ sinh con

  • Được phép nghỉ 5 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh thường 1 con.
  • Được phép nghỉ 7 ngày làm việc trong trường hợp vợ làm phẫu thuật sinh con hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.
  • Được phép nghỉ 10 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi, sinh từ ba con trở lên sẽ cộng thêm mỗi người con 3 ngày nghỉ, nhưng tối đa không nghỉ quá 14 ngày làm việc.
  • Trường hợp sinh đôi trở lên mà vợ phải thực hiện phẫu thuật thì chồng được nghỉ 14 ngày làm việc.
  • Thời gian hưởng chế độ nghỉ khi vợ sinh con không tính các ngày lễ, tết, nghỉ cuối tuần.

3. Hướng dẫn hồ sơ nộp cho các cơ quan làm việc

Các giấy tờ cần nộp bao gồm:

– Giấy khai sinh của con, có đầy đủ họ tên cha hoặc giấy chứng sinh + sổ hộ khẩu gia đình.

– Giấy xác nhận của cơ sở y tế, đối với trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con bằng phương pháp phẫu thuật.

– Trường hợp đứa trẻ không may mất sau sinh, cần có một trong các giấy tờ chứng minh dưới đây:

  • Giấy chứng tử của con
  • Trích lục khai tử của con
  • Trích sao hồ sơ bệnh án của con
  • Giấy ra viện của người mẹ kèm theo giấy kết hôn của vợ chồng.

4. Thời hạn nộp hồ sơ sau khi vợ sinh con

bố, con và bụng bầu của vợ

  • Trong thời hạn 1,5 tháng kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động phải nộp hồ sơ cho cơ quan làm việc của mình.
  • Cơ quan làm việc có thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động) phải nộp đầy đủ giấy tờ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ giải quyết trong vòng 55 ngày kể từ ngày người lao động nam đi làm trở lại. Quá hạn sẽ không được giải quyết.

Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội, có trách nhiệm giải quyết sau khi tiếp nhận hồ sơ từ người lao động hoặc người sử dụng lao động trong thời hạn:

  • Không quá 6 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tương ứng đối với trường hợp do người sử dụng lao động đề nghị.
  • Không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tương ứng đối với trường hợp người lao động hoặc thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
  • 5. Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH: Cách tính mức hưởng cho người chồng

    Mức hưởng sẽ được tính theo công thức sau:

    [ Mbq6t / 24 ngày công x 100% x số ngày được nghỉ ]

    Trong đó: Mbq6t là Bình quân mức lương đóng Bảo hiểm xã hội 6 tháng của lao động nam trước khi vợ sinh con. Trong trường hợp chưa đủ 6 tháng thì được tính bằng bình quân lương các tháng đã đóng Bảo hiểm xã hội.

    Ví dụ: Lương bình quân đóng 6 tháng trước khi vợ sinh là: 12.000.000 đồng, bạn được nghỉ 7 ngày làm việc, khi đã áp dụng vào các quy định thì cách tính như sau:

    Mức hưởng =12.000.000 / 24 x 7 = 3.500.000 đồng

    6. Chồng được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ không tham gia Bảo hiểm xã hội

    Chồng được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ không tham gia BHXH

    Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH sẽ còn được áp dụng theo quy định mới tại điều 09 của Luật Bảo hiểm xã hội ngày 22-4-2016, thì lao động nam được hưởng thêm chế độ trợ cấp 1 lần khi vợ không tham gia Bảo hiểm xã hội, nhưng phải thỏa mãn các điều kiện sau:

    • Vợ của lao động nam không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (không đóng hoặc đóng không đủ điều kiện của Bảo hiểm xã hội), căn cứ theo điểm C Khoản 02 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
    • Lao động nam phải đóng Bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng gần nhất trước khi vợ sinh con.

    Nếu thỏa mãn 2 điều kiện trên, chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH dành cho bạn sẽ có thêm 1 khoản trợ cấp theo quy định, mức trợ cấp được tính như dưới đây:

    Mức trợ cấp 1 lần được tính bằng công thức: Lương cơ sở của 1 tháng x 2

    Cụ thể, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

    Do đó mức hỗ trợ bạn nhận được sẽ nhân 2 = 2.980.000 đồng.

    Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH mà MarryBaby tổng hợp. Chúc cho các ông bố, bà mẹ sẽ nhận được những ưu đãi tốt nhất trước khi chào đón con yêu cho gia đình.

    Hương Hoa

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x