Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chỉ số đường huyết bình thường của bà bầu bao nhiêu rất quan trọng. Phụ nữ mang bầu rất dễ bị tiểu đường thai kỳ do rối loạn dung nạp glucose. Cứ 7 người mang thai thì 1 người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ nằm ở ngưỡng nào là an toàn?
Để biết chỉ số đường huyết bình thường của bà bầu, bạn cần tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ mang thai thường bị tiểu đường là do tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở nhiều mức độ. Có thể là khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai.
Đơn giản hơn, tiểu đường thai kỳ là tình trạng người mẹ không mắc bệnh tiểu đường nhưng lại tăng đường huyết khi mang thai. Tiểu đường trong thai kỳ không có triệu chứng nên rất khó để phát hiện nhưng thường sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.
Chỉ số đường huyết hay còn gọi là chỉ số tiểu đường. Đây là chỉ số phản ánh nồng độ đường huyết trong máu, được tính bằng đơn vị mg/dl (milligrams trên deciliter) hoặc mmol/L (millimoles trên liter). Chỉ số chỉ số đường trong máu của bà bầu sẽ cho kết quả khác nhau ở từng thời điểm trong ngày.
Cho nên bà bầu cần đo trước khi ăn, sau khi ăn và lúc đói để so sánh và cho kết quả chính xác nhất. Cụ thể ở thai phụ, cần làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết để đánh giá mức độ rối loạn dung nạp đường.
Tất cả thai phụ đều cần xét nghiệm đường huyết khi mang thai, và nên tầm soát đái tháo đường thai kì từ 24-28 tuần bằng xét nghiệm nghiệm pháp dung nạp đường huyết. Ở các phụ nữ nguy cơ cao thì nên làm nghiệm pháp sớm hơn. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ cao hơn nếu thai phụ có một trong những yếu tố dưới đây:
Tiểu đường thai kỳ có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm máu hay còn gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống:
Sau khi có kết quả, bác sĩ dựa trên chỉ số đường trong máu của bà bầu để biết có bị tiểu đường hay không. Vậy nghiệm pháp dung nạp đường huyết đó làm như thế nào?
>>> Xem thêm: Bà bầu bệnh tiểu đường có được ăn dứa không?
Chỉ số đường huyết bình thường của bà bầu hoặc chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ có thể đo được thông qua xét nghiệm nghiệm pháp dung nạp glucose.
Để kết quả chính xác 100%, thai phụ nên nhịn đói từ 8 đến 12 tiếng trước khi đến xét nghiệm. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ lấy máu lần thứ nhất để đo đường huyết lúc đói. Sau đó bạn được uống 1 ly nước chứa 75gram đường glucose. Tiếp tục lấy máu sau 1 giờ và 2 giờ. Tất cả các lần lấy máu đều là lấy máu tĩnh mạch.
Vậy chỉ số đường huyết bình thường của bà bầu là bao nhiêu thì an toàn? Đái tháo đường được chẩn đoán khi:
Nếu kết quả trả về thai phụ đạt cả 2 chỉ số trên thì được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ. Tùy theo chỉ số đường huyết nằm ở mức nào, bác sĩ sẽ tư vấn những ảnh hưởng mà mẹ và bé có thể gặp phải. Đồng thời, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là điều trị bằng thuốc đúng cách để giảm nồng độ đường huyết trong máu.
Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường nên theo dõi đường huyết lúc đói, sau ăn 1h, 2h và duy trì đường huyết ở mức mục tiêu::
Chỉ số đường huyết bình thường của bà bầu nằm ở ngưỡng cho phép thì không có gì đáng lo ngại. Mẹ chỉ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất và duy trì lối sống lành mạnh để thai nhi có thể phát triển tốt nhất.
Còn nếu ngược lại, mẹ mắc chứng tiểu đường thai kỳ thì rất nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng cho mẹ mà căn bệnh này còn gây biến chứng cho cả thai nhi.
>>> Đọc thêm: Bà bầu bị tiểu đường nên ăn hoa quả gì thì tốt cho em bé?
Đối với thai nhi còn nằm trong bụng mẹ, tiểu đường thai kỳ có thể gây:
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho mẹ và bé. Vì thế thai phụ cần kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên. Để kiểm tra chỉ số đường huyết bình thường của bà bầu, mẹ có thể dùng máy đo đường huyết mao mạch tại nhà.
Máy đo đường huyết giúp mẹ theo dõi nồng độ đường huyết một cách chính xác. Đồng thời, nếu nhận thấy mình có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, bạn dễ dàng điều chỉnh chế độ ăn hợp lý để giảm nồng độ đường trong máu.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Gestational diabetes
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339
Truy cập ngày 26/12/2021
2. Gestational Diabetes and Pregnancy
https://www.cdc.gov/pregnancy/diabetes-gestational.html
Truy cập ngày 26/12/2021
3. What is gestational diabetes?
https://www.diabetes.org.uk/diabetes-the-basics/gestational-diabetes
Truy cập ngày 26/12/2021
4. Overview Gestational diabetes
https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/
Truy cập ngày 26/12/2021
5. Glycemic Index and Pregnancy: A Systematic Literature Review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3022194/#:~:text=The%20typical%20pregnancy%20diet%20is,excessive%20fetal%20growth%20%5B13%5D.
Truy cập ngày 26/12/2021