Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 16/04/2023

Mẹ biết gì về chiều dài bàn chân thai nhi (FT) theo tuần tuổi?

Mẹ biết gì về chiều dài bàn chân thai nhi (FT) theo tuần tuổi?
Không ít mẹ bầu thắc mắc về thuật ngữ chỉ số chiều dài bàn chân thai nhi (FT) trong siêu âm thai. Đây cũng là một chỉ số có thể phản ánh sự phát triển cũng như các vấn đề bất thường của thai nhi.

Không để mẹ phải chờ lâu hơn nữa, mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby để hiểu rõ hơn về chỉ số chiều dài bàn chân của thai nhi này nhé.

Chỉ số chiều dài bàn chân thai nhi là gì?

Chiều dài bàn chân của thai nhi là chiều dài dài nhất trong trục dài của bàn chân thai nhi, được đo từ đầu sau cùng của bàn chân đến cuối ngón chân thứ nhất hoặc thứ hai, tùy theo ngón chân nào dài hơn.

Mối tương quan đã được xác nhận bởi các nghiên cứu trong tử cung hoặc ở trẻ sơ sinh. Tuy có ít thông tin về mối tương quan giữa chiều dài bàn chân với các thông số khác trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các thông tin này cùng với những chỉ số khác có thể giúp dự báo được những bất thường của thai nhi. ở giai đoạn đầu của thai kỳ.

Hơn nữa, việc đánh giá chính xác tuổi thai và sự phát triển của thai bằng siêu âm là điều bắt buộc để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Bởi kết quả siêu âm sẽ cung cấp một phương pháp đáng tin cậy để ước tính tuổi thai. Từ đó, mẹ dễ dàng theo dõi:

  • Sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ
  • Xác định các tình trạng có nguy cơ cao như sinh non hoặc hạn chế tăng trưởng ở trẻ sơ sinh.

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài bàn chân thai nhi

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài bàn chân thai nhi?

Chiều dài bàn chân của thai nhi đo trên siêu âm có sự liên quan với tuổi thai. Một nghiên cứu có tên “Liệu chiều dài bàn chân có báo hiệu sự phát triển bất thường của thai nhi?”, đã chỉ ra rằng, chiều dài bàn chân của bé có thể bị ảnh hưởng bởi sự hạn chế tăng trưởng cũng như trạng thái tăng trưởng nhanh của thai nhi.

Mặc dù chiều dài bàn chân cũng giúp mẹ biết tuổi thai, tuy nhiên, mẹ nên nắm rõ những hạn chế khi dùng chiều dài bàn chân để đánh giá tuổi thai, đặc biệt là ở những thai nhi có bất thường về tăng trưởng. Hiện tại, các khuyến cáo về sản khoa hướng dẫn xác định tuổi thai đều dựa trên các chỉ số khác (không phải chiều dài bàn chân thai nhi).

>>Mẹ có thể tham khảo: Cách tính tuổi thai chuẩn như bác sĩ, đúng khỏi bàn

Chiều dài bàn chân thai nhi theo tuần

Dưới đây là các chỉ số cụ thể về chiều dài bàn chân thai nhi theo tuần để mẹ tham khảo:

Tuổi thai theo tuần thai Chiều dài bàn chân thai nhi (± độ lệch chuẩn)
15 17.50 ± 1.29
16 19.75 ± 0.50
17 20.00 ± 0.81
18 22.60 ± 2.96
19 25.75 ± 0.50
20 26.66 ± 1.96
21 28.00 ± 0.81
22 30.20 ± 1.09
23 32.50 ± 1.00
24 34.80 ± 0.83
25 35.75 ± 0.50
26 35.75 ± 0.50
27 36.25 ± 2.06
28 37.33 ± 1.21
29 41.20 ± 1.09
30 43.40 ± 1.34
31 45.50 ± 2.38
32 47.00 ± 2.00
33 49.00 ± 3.46
34 51.25 ± 0.95
35 58.75 ± 4.78
36 64.40 ± 3.28

Mối quan hệ giữa chiều dài bàn chân thai nhi và chiều dài xương đùi

Mối quan hệ giữa chiều dài bàn chân thai nhi và chiều dài xương đùi

Theo đó, phân tích hồi quy tuyến tính đơn giản đã cho thấy tuyến tính như sau:

– Mối quan hệ giữa chiều dài bàn chân và tuổi thai có mức độ tương quan cao, được thể hiện qua công thức:

[Chiều dài bàn chân (mm) = 2.180 x Tuổi thai (tuần) – 7.156]

– Mối quan hệ tuyến tính giữa chiều dài bàn chân và chiều dài xương đùi có mức độ tương quan cao, được thể hiện qua công thức:

[Chiều dài bàn chân (mm) = 0,841 x Chiều dài xương đùi (mm) + 9,972]

Như vậy, tỷ lệ chiều dài xương đùi so với chiều dài bàn chân gần như không đổi trong thời kỳ mang thai. Tỷ lệ chiều dài xương đùi so với chiều dài bàn chân xấp xỉ 1 và tỷ lệ < 0,92 sẽ được sử dụng để phát hiện hầu hết các trường hợp loạn sản. Ngoài ra, tỷ lệ chiều dài xương đùi trên chiều dài bàn chân có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ chiều dài xương đùi trên chu vi bụng tăng theo tuổi thai.

Lưu ý khi tính tuổi thai bằng chiều dài bàn chân

Chiều dài bàn chân của bé tương quan tuyến tính với các phép đo khác của thai nhi. Cụ thể, đường kính lưỡng đỉnh (BPD), vòng đầu (HC), chu vi vòng bụng (AC), chiều dài xương đùi (FL), chiều dài mông (CRL) tăng tuyến tính với tuổi thai khi thai được 10–16 tuần.

Hiện tại, chưa có khuyến cáo hướng dẫn sử dụng chiều dài bàn chân thai nhi trên siêu âm để xác định tuổi thai và đây cũng không phải là một chỉ số sinh trắc được thực hiện thường quy. Do đó, mẹ không nên quá quan tâm vào chỉ số này một cách đơn độcc nhé. Khi khám thai và siêu âm, bác sĩ sẽ khảo sát một cách có hệ thống các chỉ số cần thiết để đánh giá tăng trưởng và phát triển của con.

Tỷ lệ xương đùi và chiều dài bàn chân của bé giúp phân biệt thai nhi bị ngắn chi do loạn sản, hay ngắn chi do yếu tố thể chất hay do thai chậm phát triển trong tử cung và giúp ích bác sĩ trong việc phát hiện các bất thường.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. A revisit of the fetal foot length and fetal measurements in early pregnancy sonography

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5399981/

Truy cập ngày 25/12/2022

2. Fetal foot length at delivery as a tool for determining gestation length in non-macerated stillbirths

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5478925/

Truy cập ngày 25/12/2022

3. Pregnancy – week by week

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-week-by-week

Truy cập ngày 25/12/2022

4. Facts about Upper and Lower Limb Reduction Defects

https://www.cdc.gov/ncbddd/birthdefects/ul-limbreductiondefects.html

Truy cập ngày 25/12/2022

5. Children’s feet – Healthdirect

https://www.healthdirect.gov.au/childrens-feet

Truy cập ngày 25/12/2022

x