Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 19/03/2024

Chọc ối là gì? Kiến thức cơ bản về chọc ối cần biết

Chọc ối là gì? Kiến thức cơ bản về chọc ối cần biết
Bác sĩ thường chỉ định mẹ bầu chọc ối trong trường hợp thai nhi có những bất thường sau khi làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như NIPT, double test ra nguy cơ cao với các hội chứng, hay khi siêu âm đo độ mờ da gáy dày trên 3.5mm hoặc siêu âm phát hiện các bất thường hình thái nghi có liên quan tới các hội chứng...

Hãy cùng tìm hiểu xét nghiệm chọc ối là gì, phương pháp này được thực hiện thế nào, có tốn nhiều tiền không và có nguy hiểm cho thai kỳ hay không nhé.

Chọc ối là gì?

Chọc ối là một phương pháp xét nghiệm tiền sản thường được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ.

Phương pháp này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán các dị tật bẩm sinh liên quan đến nhiễm sắc thể hoặc các bệnh lý di truyền cho thai nhi. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ chọc ối nếu qua các xét nghiệm trước đó cho thấy thai nhi có nguy cơ cao với bất thường như hội chứng Down.

Thai nhi phát triển bên trong một chiếc túi chứa đầy nước ối ở trong bụng người mẹ. Nước ối nói trên có chứa một số tế bào mang nhiễm sắc thể có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được một số vấn đề về sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: thai 38 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Mục đích xét nghiệm chọc ối là gì?

Xét nghiệm chọc ối là phương pháp để chẩn đoán các rối loạn nhiễm sắc thể, bệnh di truyền hoặc dị tật bẩm sinh như:

  • Hội chứng Down
  • Bệnh Tay-Sachs (một rối loạn gene hiếm gặp và mang tính di truyền)
  • Các dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống hoặc bệnh não

Ngoài ra, xét nghiệm này còn có thể chẩn đoán các vấn đề sức khỏe của thai nhi như sau:

  • Bệnh Rh: Đây là một tình trạng nghiêm trọng khi bạn và thai nhi có nhóm máu Rh khác nhau.
  • Điều trị đa ối: Chọc ối đôi khi được sử dụng để điều trị chứng đa ối (túi ối có quá nhiều nước ối) để loại bỏ nước ối dư thừa.

Liên quan đến vấn đề tìm hiểu xét nghiệm chọc ối là gì; bạn có thể tham gia vào cộng động của MarryBaby để tìm hiểu thêm về chứng đa ối có thể gặp phải khi mang thai để biết cách khắc phục nhé.

Xét nghiệm chọc ối là gì và thực hiện với mục đích gì?
Xét nghiệm chọc ối là gì và thực hiện với mục đích gì?

Cần thực hiện chọc ối trong các trường hợp nào?

Sau khi tìm hiểu chọc ối là gì, điều bạn cần biết chính là không phải bất cứ người nào cũng cần thực hiện xét nghiệm này. Chỉ những thai phụ trong trường hợp dưới đây mới cần thực hiện chọc ối:

  • Bác sĩ phát hiện thai nhi có các bất thường về hình thái trong quá trình siêu âm.
  • Kết quả của xét nghiệm sàng lọc trước sinh phát hiện thai nhi có nguy cơ cao với các rối loạn nhiễm sắc thể.
  • Thai phụ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bị mắc một số rối loạn di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh xơ nang các hội chứng di truyền khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm NIPT là gì? 8 điều mẹ bầu cần nên biết

Thực hiện xét nghiệm chọc ối vào thời gian nào?

Hầu hết các thủ tục chọc ối được thực hiện trong khoảng từ tuần 15 – 20 của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ hai). Bởi vì, việc chọc ối sớm trong thai kỳ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, chẳng hạn như sảy thai.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm chọc ối vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Thủ thuật này được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ ba khi cần điều trị chứng đa ối có thể sẽ xảy ra trong giai đoạn này.

Cùng với việc tìm hiểu về xét nghiệm chọc ối là gì; bạn nên tìm hiểu thêm về các phương pháp xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai để kịp thời điều trị cho con trước khi chào đời.

Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện chọc ối?

Thủ tục cần làm trước chọc ối là gì? Bạn cần xét nghiệm máu trước khi chọc ối
Thủ tục cần làm trước chọc ối là gì? Bạn cần xét nghiệm máu trước khi chọc ối

Khi thực hiện chọc ối, bạn cần chuẩn bị trước những điều sau:

  • Xác định nhóm máu trước khi chọc ối: Nếu bạn có nhóm máu Rh-, bạn cần tiêm 1 liều kháng thể miễn dịch (anti-D) sau thủ thuật.
  • Kiểm tra tuổi thai trước khi chọc ối: Đây là việc rất quan trọng vì chọc ối được khuyến cáo thực hiện từ sau tuần thứ 15 của thai kỳ để giảm thiểu những nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Xét nghiệm kiểm tra các bệnh lý truyền nhiễm: Trước khi làm thủ thuật, bạn cần thực hiện xét nghiệm các bệnh lý truyền nhiễm để tránh gây hại cho sức khoẻ như viêm gan B, C, HIV.

Ngoài ra, trước khi thực hiện chọc ối bạn có thể ăn uống bình thường và không cần chuẩn bị gì trước thực hiện thủ thuật này nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 15 tuần đã biết trai hay gái chưa? 4 cách xác định giới tính thai nhi

Các bước thực hiện kỹ thuật chọc ối là gì?

Quy trình thực hiện kỹ thuật chọc ối có thể khác nhau ở mỗi bác sĩ. Dưới đây chỉ là quy trình bạn có thể tham khảo, các bước thực hiện cần được tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ.

  • Bước 1: Bạn nằm ngửa để lộ bụng trên giường y tế.
  • Bước 2: Bác sĩ làm sạch một vùng nhỏ trên vùng da bụng bằng chất khử trùng để diệt vi khuẩn trên da.
  • Bước 3: Sau đó, bác sĩ thoa một loại gel đặc biệt lên bụng của bạn và dùng đầu dò siêu âm di chuyển trên vùng da đã thoa gel để ghi lại hình ảnh siêu âm của thai nhi.
  • Bước 4: Bác sĩ dùng một cây kim mỏng xuyên qua thành bụng và cơ tử cung đi vào túi ối nhưng cách xa thai nhi, lấy ra một lượng nước ối. Đồng thời, bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim và chuyển động của thai nhi trên siêu âm để đảm bảo thủ thuật trên không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Bước 5: Bác sĩ gửi mẫu nước ối đến phòng thí nghiệm để tách các tế bào ra khỏi nước ối và phân tích.

>> Xem thêm bài cùng chủ đề: Xét nghiệm double test là gì và có quan trọng khi mang thai không?

Sau khi chọc ối cần lưu ý những gì?

Những lưu ý sau chọc ối là gì bạn đã biết chưa? Sau khi chọc ối, bạn không cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường ý tế. Bạn có thể ngồi dậy và sinh hoạt bình thường nhưng nên tránh các hoạt động nặng.

Khi bạn nhận thấy xuất hiện các triệu chứng như xuất huyết âm đạo, đau bụng, sốt cao hoặc dịch tiết bất thường từ âm đạo; thì nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Còn nếu bạn không xuất hiện các triệu chứng bất thường nào; thì sau 1-2 tuần đầu khi thực hiện chọc ối khả năng cao là không có biến chứng nguy hiểm.

>> Bạn có thể xem thêm: Các xét nghiệm trước khi sinh mổ: Mẹ bầu không nên bỏ qua

Thực hiện xét nghiệm chọc ối có nguy hiểm không?

Những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện xét nghiệm chọc ối là gì?
Những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện xét nghiệm chọc ối là gì?

Chọc ối có nguy hiểm không? Những rủi ro của chọc ối là gì? Xét nghiệm chọc ối là phương pháp an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, chọc ối cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng cho hai mẹ con vì là một thủ thuật xâm lấn. Vì vậy, không một thai phụ nào mong muốn phải chọc ối. Dưới đây là các biểu hiện sau khi chọc ối bạn có thể gặp phải.

Các biến chứng do chọc ối rất hiếm xảy ra. Hầu như, các trường hợp sảy thai và sinh non chỉ chiếm ít hơn 1% số ca chọc ối. Ngoài ra, có khoảng 2% số thai phụ bị xuất huyết âm đạo lốm đốm hoặc đau bụng sau khi chọc ối.

Thực hiện xét nghiệm chọc ối có đau không?

Bên cạnh vấn đề chọc ối là gì; nhiều thai phụ rất quan tâm đến vấn đề chọc ối có đau không. Mức độ đau của chọc ối cũng tương tự như khi bạn lấy máu ở tay để thực hiện xét nghiệm. Hầu hết các mẹ bầu thực hiện thủ thuật chọc ối đều không cần dùng đến thuốc giảm đau.

Thực hiện chọc ối bao lâu có kết quả?

Kết quả chọc ối bao lâu thì có? Thời gian nhận được kết quả sẽ phụ thuộc vào những xét nghiệm mà phòng thí nghiệm cần tiến hành. Thông thường, kết quả sẽ có sau khi thực hiện chọc ối tầm 1-2 tuần.

Sau khi có kết quả, bác sĩ có thể giải thích ý nghĩa kết quả xét nghiệm và đưa ra một số lời khuyên tuỳ vào từng trường hợp.

>> Bạn có thể xem thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm HbA1c cho bà bầu giúp tầm soát nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm chọc ối hết bao nhiêu tiền?

Chi phí thực hiện xét nghiệm trung bình từ 2.500.000 – 10.000.000 VNĐ tuỳ vào từng cơ sở y tế và mỗi trường hợp khác nhau. Tốt nhất, bạn nên cân nhắc chọn trung tâm y tế uy tín và chất lượng khi thực hiện xét nghiệm để tránh mọi rủi ro cho bạn và thai nhi nhé.

Thực hiện chọc ối có được thanh toán bảo hiểm không?

Thai phụ thực hiện chọc ối có được thanh toán bảo hiểm không? Bạn có thể được bảo hiểm thanh toán khi thực hiện chọc ối với điều kiện có bảo hiểm y tế và giấy tờ theo yêu cầu đầy đủ và nơi thực hiện chấp nhận thanh toán bằng bảo hiểm. Bạn có thể liên hệ nơi bệnh viện hoặc cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm chọc ối để biết thêm chi tiết về thủ tục thanh toán bảo hiểm nhé.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu những kiến thức cơ bản của xét nghiệm chọc ối là gì. Đây là một phương pháp xét nghiệm trong thai kỳ có thể giúp chẩn đoán các dị tật bẩm sinh liên quan đến nhiễm sắc thể, các bệnh lý di truyền hoặc các vấn đề về sức khỏe của thai nhi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Amniocentesis
https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/4206-genetic-amniocentesis#results-and-follow-up
Truy cập ngày 11/03/2024

2. Chọc ối
https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/choc-oi/
Truy cập ngày 11/03/2024

3. Bảo hiểm y tế về xét nghiệm chọc ối
https://tudu.com.vn/vn/bao-hiem-y-te/bao-hiem-y-te-ve-xet-nghiem-choc-oi/
Truy cập ngày 11/03/2024

4. Amniocentesis
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/amniocentesis/about/pac-20392914
Truy cập ngày 11/03/2024

5. Amniocentesis
https://www.nhs.uk/conditions/amniocentesis/
Truy cập ngày 11/03/2024

x