Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 25/11/2021

Chóng mặt khi mang thai có phải triệu chứng nguy hiểm?

Chóng mặt khi mang thai có phải triệu chứng nguy hiểm?
Vì sao bà bầu hay bị chóng mặt khi mang thai? Bà bầu đau đầu chóng mặt cần làm gì để cải thiện tình trạng này?

Nếu mẹ bầu thường xuyên cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt khi mang thai, đó chính là dấu hiệu cho thấy huyết áp của mẹ đang thấp. Trong nhiều trường hợp, mẹ thậm chí có thể ngất xỉu và gây nguy hiểm đến thai nhi.

Vì sao bà bầu dễ bị chóng mặt khi mang thai?

1. Huyết áp thấp khi mang thai

Nguyên nhân chính khiến bà bầu thường xuyên bị chóng mặt là do hiện tượng huyết áp thấp khi mang thai.

Theo đó, nội tiết tố trong cơ thể tăng cao khiến mạch máu bị giãn ra và mở rộng. Điều này giúp tăng lưu lượng máu đến em bé nhưng lại làm chậm sự trở lại của máu trong tĩnh mạch.

Điều này khiến huyết áp của bà bầu thấp hơn bình thường, làm giảm lưu lượng máu lên não và tạm thời gây ra hiện tượng chóng mặt.

2. Tử cung phát triển gây áp lực lên các mạch máu

Đa số bà bầu bị chóng mặt 3 tháng giữa thai kỳ vì giai đoạn này tử cung đang phát triển, gây áp lực lên các mạch máu.

Nhiều bà bầu cũng có thể chóng mặt khi mang thai tháng cuối nếu họ nằm ngửa, để trọng lượng của em bé đè lên và chặn các tĩnh mạch lớn làm nhiệm vụ vận chuyển máu đến tim.

Cả hai trường hợp này đều làm giảm lượng máu cung cấp trong não của thai phụ, gây ra hiện tượng chóng mặt khi mang thai.

Chóng mặt khi mang thai
Chóng mặt khi mang thai là hiện tượng phổ biến

3. Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Ăn không đủ chất, uống ít nước sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và dễ dàng chóng mặt. Ngoài ra, chóng mặt khi mang thai cũng là do lượng đường trong máu thấp và chất sắt thấp.

Đường và chất sắt có thể được bồi bổ thông qua việc mẹ ăn đầy đủ thực phẩm dinh dưỡng thuộc nhiều nhóm chất khác nhau.

Nếu thiếu sắt, chỉ cần đứng dậy quá nhanh từ tư thế ngồi sang tư thế đứng cũng có thể khiến bạn chóng mặt hoặc cảm thấy ngất xỉu.

4. Nhiệt độ cơ thể tăng

Nhiệt làm cho các mạch máu của bà bầu giãn ra. Vì vậy, mẹ có thể cảm thấy chóng mặt nếu ở trong môi trường quá nóng. Điều này thường xảy ra khi mẹ ở trong môi trường không đủ thoáng, tập thể dục quá sức hoặc tắm nước quá nóng, …

5. Thai ngoài tử cung

Chóng mặt hay huyết áp quá thấp khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của biến chứng trong thời kỳ đầu mang thai, chẳng hạn như mang thai ngoài tử cung (hiện tượng trứng thụ tinh tự làm tổ ở một nơi khác ngoài tử cung).

Thế nào là mức huyết áp thấp trong thai kỳ?

Khi mang thai, lưu lượng máu tăng từ 1,2 – 1,5 lần so với bình thường để cơ thể có đủ máu cho cả mẹ bầu và thai nhi. Điều đó dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố progesterone khiến mạch máu giãn ra và dẫn đến tình trạng huyết áp thấp.

Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp bình thường ở người lớn là 120/80 mmHg, dưới mức này có thể được coi là huyết áp thấp.

Huyết áp bình thường của mẹ bầu khi mang thai thường dưới 140/90 mmHg. Tuy nhiên, huyết áp quá thấp cũng là điều không tốt đối với cả mẹ và bé. Huyết áp thấp khi mang thai được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg.

Vì vậy, các mẹ nên lưu ý, thường xuyên theo dõi huyết áp của mình để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chóng mặt khi mang thai
Huyết áp thấp là nguyên nhân chính khiến bà bầu chóng mặt

Chóng mặt khi mang thai có phải triệu chứng nguy hiểm?

Hiện tượng chóng mặt hay hạ huyết áp thực chất là triệu chứng bình thường khi mang thai.

Tuy nhiên, huyết áp thấp liên tục trong thai kỳ kèm theo các tình trạng như bị ngất xỉu, thiếu máu lên não, khó thở do thiếu oxy, bị ngã… sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi, tệ nhất có thể gây ra thai chết lưu nếu mạch máu bị tắc nghẽn, khiến lưu lượng máu không vận chuyển được đến em bé.

Hơn nữa, bà bầu chóng mặt dẫn tới ngất xỉu sẽ dễ dẫn đến những tình huống nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Bà bầu cần làm gì khi bị chóng mặt?

Chóng mặt hay huyết áp thấp (hạ huyết áp) khi mang thai thường không gây ra các vấn đề sức khỏe đáng kể và hầu hết phụ nữ có thể điều trị tại nhà.

Dưới đây là một số mẹo giúp bà bầu cải thiện tình trạng chóng mặt:

  • Thay đổi vị trí thường xuyên. Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu và hãy thật từ từ khi bạn muốn thay đổi tư thế
  • Đừng để cơ thể bị quá nóng. Tránh tắm nước nóng
  • Cố gắng tránh nằm ngửa trong tam cá nguyệt thứ ba.
  • Ăn đủ chất
  • Uống đủ nước
  • Tập thể dục đầy đủ nhưng cũng tránh tập quá sức khi mang thai. Đi bộ là một trong những bài tập tốt dành cho mẹ bầu.

Nếu thai phụ chóng mặt khi mang thai và cảm thấy mình có thể ngất xỉu, để không bị ngã, khi đang ngồi hoặc nằm hãy từ từ đứng dậy và bám vào tường hay các vật dụng gần đó để hỗ trợ và giữ thăng bằng.

Khi đang đứng mà cảm thấy chóng mặt, mẹ cố gắng từ từ ngồi xuống, cúi xuống và hít thở sâu hoặc nằm nghiêng. Cả hai tư thế khi mang thai này đều có thể làm tăng lưu lượng máu lên não..

Trong trường hợp khác, nếu mẹ bầu cảm thấy chóng mặt khi đang lái xe, hãy tấp vào lề và dừng lại ngay lập tức.

Chóng mặt khi mang thai
Khi bị chóng mặt, hãy nằm nghiêng và hít thở sâu

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bác sĩ thường sẽ theo dõi huyết áp của phụ nữ khi khám thai định kỳ và đưa ra lời khuyên nếu huyết áp của bà bầu quá thấp hoặc quá cao.

Nếu thường xuyên bị chóng mặt hoặc ngất xỉu, lời khuyên cho bạn là hãy đi khám càng sớm càng tốt. Phụ nữ có tiền sử huyết áp thấp nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ trong những lần khám thai đầu tiên để đảm bảo huyết áp luôn ở mức an toàn.

Chóng mặt
Hãy trao đổi ngay với bác sĩ nếu bạn cảm thấy tình trạng chóng mặt ngày càng tồi tệ

Trường hợp mẹ bầu ngất xỉu hoặc chóng mặt kèm theo đau đầu, choáng váng, khó thở, người thân nên đưa họ đi cấp cứu ngay lập tức.

Tóm lại, chóng mặt là một trong những triệu chứng mang thai phổ biến. Đây thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại với sức khỏe, tuy nhiên đối với một số bà bầu, nó có thể nghiêm trọng.

Nếu tình trạng chóng mặt hoặc hạ huyết áp trở nên tồi tệ hơn đi kèm với triệu chứng nghiêm trọng như mờ mắt hoặc khó thở, mẹ bầu hãy sớm trao đổi với bác sĩ để có biện pháp bảo vệ an toàn cho mẹ và thai nhi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Causes and remedies for low blood pressure during pregnancy

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320303

Truy cập ngày 18/10/2021

2. Dizziness During Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/dizziness-during-pregnancy/

Truy cập ngày 18/10/2021

3. How to Handle Dizziness During Pregnancy

https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/family-resources-library/how-to-handle-dizziness-during-pregnancy

Truy cập ngày 18/10/2021

4. Pregnancy Got You Dizzy? It Could be Your Blood Pressure

https://www.lancastergeneralhealth.org/health-hub-home/motherhood/your-pregnancy/pregnancy-got-you-dizzy-it-could-be-your-blood-pressure

Truy cập ngày 18/10/2021

5. Common health problems in pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/common-health-problems/

Truy cập ngày 18/10/2021

 

x