Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Phẫu thuật khi mang thai có thể là một điều khó khăn và thường được đưa ra vì sự cần thiết hơn là mong muốn. Thế nhưng có không ít phụ nữ mang thai muốn làm phẫu thuật thẩm mỹ trên những bộ phận cơ thể mà họ nghĩ ít ảnh hưởng đến thai nhi như phẫu thuật cắt mí, nhấn mí, nâng mũi, trồng răng… hoặc những phụ nữ muốn làm phẫu thuật để chữa bệnh.
Vậy làm phẫu thuật khi mang thai có được không? Marry Baby sẽ giúp các chị em trả lời ngay bây giờ.
Các loại phẫu thuật đều không được khuyến khích thực hiện khi phụ nữ mang thai.
Trên thực tế, hầu hết các bệnh viện và thẩm mỹ viện đều thực hiện thử thai cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi đi đến quyết định phẫu thuật.
Việc thử thai này là bắt buộc để ngăn ngừa khả năng phẫu thuật cho bệnh nhân không biết mình đang mang thai.
Trong hầu hết các trường hợp, nếu có quyết định phẫu thuật cho phụ nữ mang thai, thì chỉ áp dụng khi tính mạng của bà bầu gặp nguy hiểm nếu không được phẫu thuật ngay.
Ví dụ, nếu bà bầu bị viêm ruột thừa, phẫu thuật phải được thực hiện ngay vì nguy cơ vỡ ruột thừa sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ như nâng mũi (sửa mũi), thậm chí là phẫu thuật cắt mí mắt, cũng sẽ không được thực hiện vì nó không phải là dạng phẫu thuật cấp bách. Bà bầu có thể làm phẫu thuật sửa mũi và các loại phẫu thuật thẩm mỹ khác sau khi sinh xong.
Phẫu thuật cắt bỏ túi mật cũng có thể được thực hiện cho phụ nữ mang thai, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và sức khỏe chung của bà bầu và thai nhi.
Trong trường hợp bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật khi mang thai, bác sĩ sẽ thường tránh phẫu thuật cho phụ nữ mang thai dưới 3 tháng, đặc biệt là trong 8 tuần đầu của thai kỳ. Vì đây là thời kỳ thai nhi dễ bị tổn thương nhất khi tiếp xúc với thuốc.
Phẫu thuật có thể được hoãn lại cho đến khi bà bầu bước sang tam cá nguyệt thứ 2 để giảm thiểu các biến chứng cho cả thai nhi và người mẹ.
Phụ nữ mang thai không nên làm phẫu thuật vì rất nhiều lý do. Trong đó, lý do phổ biến nhất là:
Thuật ngữ y khoa này có nghĩa là máu của bà bầu có khả năng bị đông lại nhanh hơn. Cơ chế đông máu là cần thiết, giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá nhiều do chấn thương hoặc trong khi sinh cho bà đẻ.
Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai, cơ chế đông máu này thường bị mất cân bằng, dẫn đến máu có thể đông nhanh và máu đông trên diện rộng gây tắc nghẽn mạch máu, nguy hiểm tới tính mạng bà bầu.
Phụ nữ mang thai từ 20 tuần trở lên dễ gặp phải biến chứng chèn ép động mạch chủ và tĩnh mạch, gây nguy hiểm tới tính mạng.
Biến chứng này xảy ra khi bà bầu được đặt nằm ngửa trong khi phẫu thuật. Trong tư thế này, trọng lượng của thai nhi sẽ gây ra sự chèn ép, làm máu lưu thông qua các bị mạch máu lớn của mẹ bị tắc nghẽn.
Trong trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật, các bác sĩ thường đặt bà bầu nằm ở các tư thế ít xảy ra rủi ro này nhất.
Hầu hết các loại phẫu thuật đều phải dùng thuốc gây mê trước khi tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân, kể cả là phẫu thuật thẩm mỹ.
Khi bà bầu được gây mê, thai nhi cũng sẽ bị gây mê theo. Để tránh thuốc gây mê ảnh hưởng tới thai nhi, các bác sĩ thường chọn phương pháp gây mê một phần cơ thể thay vì gây mê toàn thân.
Phẫu thuật khi mang thai có thể để lại những hậu quả khó lường, do vậy trước khi tính đến chuyện phẫu thuật, bạn nên đặt ra các câu hỏi sau:
+ Phẫu thuật đó có thật cần thiết hay không?
+ Nếu không làm phẫu thuật, có xảy ra rủi ro gì không?
+ Nếu không làm phẫu thuật, bạn vẫn sống được?
+ Em bé sẽ sống sót mà không cần phẫu thuật?
+ Em bé sẽ sống sót trong quá trình phẫu thuật?
+ Các rủi ro sau phẫu thuật có cao không?
+ Phẫu thuật có thể bị trì hoãn cho đến sau khi sinh con mà không gây hại cho mẹ hoặc thai nhi?
+ Có thể giảm thiểu rủi ro gây mê bằng cách gây tê cục bộ thay vì gây mê toàn thân?
+ Có thể giảm thiểu thuốc trước, trong và sau khi làm thủ thuật để giảm nguy cơ?
+ Phẫu thuật có thể bị trì hoãn cho đến khi tam cá nguyệt thứ 2 để giảm thiểu rủi ro cho thai nhi hay không?
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ dễ có nguy cơ phẫu thuật khi đang mang thai do không biết mình có thai. Để tránh tình trạng này, bạn nên thực hiện:
+ Không quan hệ tình dục khi đã lên kế hoạch làm phẫu thuật ít nhất 1 tháng.
+ Sử dụng các biện pháp tránh thai khi đã có kế hoạch làm phẫu thuật.
+ Thử thai tại nhà bằng dụng cụ thử thai trước khi đến bệnh viện.
+ Thực hiện thử thai theo yêu cầu của bác sĩ trước khi ký vào hồ sơ làm phẫu thuật.
Phẫu thuật khi mang thai gây rủi ro cho bà bầu và thai nhi cao, nên chỉ thực hiện khi thật cấp bách. Đặc biệt, phẫu thuật thẩm mỹ càng không nên thực hiện trong thời gian bầu bí vì nó không cần thiết.
Hanako
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.