Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 02/08/2023

Củ gai cho bà bầu rất tuyệt nhưng mẹ đã dùng đúng cách chưa?

Củ gai cho bà bầu rất tuyệt nhưng mẹ đã dùng đúng cách chưa?
Mẹ bầu từng nghe nói củ gai như là một phương thuốc Đông y dưỡng thai hiệu quả. Nhưng mẹ đã biết sử dụng đúng cách để phát huy tối đa hiệu quả của củ gai chưa?

Thật vậy, nếu mẹ biết cách dùng củ gai khi mang bầu thì không chỉ giúp an thai mà còn nhận được nhiều lợi ích khác. Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp các mẹ tìm hiểu về loại thuốc này. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

Củ gai cho bà bầu là củ gì?

Củ gai là phần rễ của cây gai, hình dạng tương tự như củ sắn nhưng nhỏ và thon hơn. Cây gai (tên khoa học là Radix Boehmeriae) còn được gọi với những tên dân dã như cây tầm ma; cây tầm gai; cây gai bánh; cây trữ ma; mọc nhiều nhất ở các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Cây củ gai có hai loại, một loại sử dụng lá làm bánh (như bánh ít lá gai Nam Định). Và một loại dùng củ gai làm thuốc chữa bệnh. Cây gai để lấy củ làm dược liệu thường được thu hoạch sau 6-8 năm; củ to; có nhiều dược tính. Trong khi đó cây lấy lá là giống ngắn ngày, lá nhỏ và nhiều.

Các thành phần dược liệu có trong củ gai gồm axit chlorogenic; axit quinic; axit caffeic; axit protocatechuic; rhoifolin 0,7%; apigenin; mangan; chlorine; chất xơ; chất béo; protein và vitamin K.

Củ gai có thể sử dụng ở dạng củ tươi xắt lát hoặc sấy khô để dùng lâu dài. Củ gai tươi sẽ có nhiều tác dụng với phụ nữ khi mang thai hơn củ gai khô.

>> Mẹ có thể xem thêm: Tác dụng của củ cải trắng trong 40 tuần thai kỳ

Củ gai cho bà bầu giúp an thai có đúng không?

Củ gai giúp dưỡng thai và có tác dụng gì với bà bầu? Theo khoa học, các lợi ích của củ gai cho bà bầu có thể kể đến như:

1. Củ gai dưỡng thai

Theo các bác sĩ y học cổ truyền, củ gai có tác dụng như một vị thuốc dưỡng thai cho mẹ bầu, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lúc này, mẹ bầu sử dụng củ gai sẽ hỗ trợ thai nhi bám chắc vào thành tử cung hơn; từ đó giúp thai phát triển an toàn và khỏe mạnh.

2. Củ gai cho bà bầu: Ngăn ngừa sẩy thai, động thai, bong tách

Những mẹ bầu có dấu hiệu dọa sảy thường được “mách nước” sử dụng củ gai để giúp giữ lại con. Theo nghiên cứu, các bài thuốc từ củ gai có công dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị các trường hợp: động thai; ra máu khi mang thai; bong hoặc tụ dịch màng nuôi thai; đau bụng; dọa sảy thai.

3. Củ gai cho bà bầu: Hỗ trợ tích cực trong việc chuyển phôi

hình ảnh Củ gai cho bà bầu
Hình ảnh củ gai

Chuyển phôi là một trong nhiều giai đoạn của quá trình thụ tinh nhân tạo. Đây là một công đoạn quan trọng, quyết định đến sự thành công trong việc tìm kiếm con của các cặp vợ chồng hiếm muộn. Mẹ bầu bổ sung các bài thuốc chế từ củ gai trong giai đoạn này sẽ hỗ trợ việc chuyển phôi diễn ra thuận lợi và có tỷ lệ thành công cao hơn.

Các công dụng khác: Củ gai cho bà bầu còn giúp điều trị các vấn đề như sa dạ con; đi tiểu ra máu; tiểu rắt; ra nước vàng âm đạo; đau bụng dưới.

Củ gai cho bà bầu dùng như thế nào?

1. Sắc nước uống

  • Dùng 100– 300g củ gai tươi cạo sạch nhẹ phần vỏ rồi rửa sạch dưới vòi nước.
  • Thái lát mỏng tầm 1cm theo chiều ngang của thân củ gai.
  • Cho 1 – 1,5 lít nước vào nồi, nấu sôi cùng củ gai đã thái lát. Nước sôi tầm 5 phút, bạn vặn nhỏ lửa để nước sôi lăn tăn trong vòng 15 – 20 phút rồi tắt bếp.
  • Nước củ gai sau khi sắc xong, bạn để nguội, bảo quản trong tủ mát để dùng dần.

2. Nấu ăn

Mẹ bầu có thể dùng củ gai làm nguyên liệu trong các món canh, hầm để tận dụng hiệu quả chữa bệnh từ loại dược liệu này. Món ăn phổ biến nhất là dùng củ gai hầm với gà ác.

Cách làm đơn giản là mẹ cắt mỏng củ gai và cho vào nồi cùng với gà ác; hạt sen hoặc thuốc bắc (nếu có) rồi tiến hành hầm như bình thường.

Nên uống củ gai cho bà bầu trong bao lâu?

Đối với trường hợp có nguy cơ bị động thai; nhau bóc tách; dọa sảy, mẹ bầu nên dùng nước củ gai trong 7-10 ngày để đạt hiệu quả cao nhất:

  • 3 ngày đầu: Mẹ dùng 150 – 200g cùng với 1 lít nước để sắc uống.
  • Từ ngày thứ 4 trở đi, mẹ dùng mỗi ngày 100 – 150g.

Củ gai cho bà bầu

Mẹ bầu có nhu cầu dùng củ gai dưỡng thai thì nên uống mỗi ngày 1-3 ly trong ba tháng đầu tiên.

Bà bầu đang trong giai đoạn chuyển phôi của quá trình thụ tinh nhân tạo. Nên uống mỗi ngày 300ml nước sắc từ củ gai và uống trong vòng 3 ngày trước thời điểm thực hiện chuyển phôi.

Lưu ý khi sử dụng củ gai cho bà bầu

  • Trên thị trường có rất nhiều loại củ gai thật giả lẫn lộn. Mẹ bầu nên mua sản phẩm ở những địa chỉ uy tín; không mua hàng kém chất lượng; củ gai đã hư; giập; úng nhé.
  • Củ gai tươi nên được bọc kín bằng giấy báo và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tuyệt đối không để củ gai trong tủ đông hoặc những nơi nhiều gió.
  • Nước sắc từ củ gai chỉ nên bảo quản trong tủ mát và sử dụng trong vòng 2-3 ngày. Mẹ nên làm ấm nước trước khi uống để tránh bị lạnh bụng, viêm họng nhé.
  • Không nên uống nước củ gai khi quá no hoặc quá đói.
  • Mẹ bầu gặp tình trạng ra máu đỏ thẫm, có thể cho thêm lá ngải cứu hoặc tía tô vào sắc cùng với củ gai tươi, sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

Một số câu hỏi về củ gai cho bà bầu cần biết

1. Uống củ gai nhiều có tốt không?

Củ gai là thực phẩm lành tính và đã được chứng minh là có nhiều công dụng tốt giúp tăng cường sức đề kháng. Thậm chí một vài trường hợp còn hỗ trợ bà bầu đối phó với những bệnh thường gặp khi mang thai. Củ gai giúp an thai và không gây hại đến thai nhi.

Tuy nhiên bất cứ loại dược liệu nào cũng chỉ phát huy tác dụng khi được sử dụng với liều lượng hợp lý. Vì vậy mẹ bầu không nên quá lạm dụng các bài thuốc từ củ gai. Liều lượng chính xác còn tùy thuộc vào thể trạng; cơ địa của mẹ bầu cùng như giai đoạn của thai kỳ. Mẹ có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để có sự tư vấn chi tiết nhất nhé.

2. Cây củ gai chữa vô sinh?

Củ gai chứa chất axit chlorogenic có tác dụng giúp lưu thông mạch máu; đặc biệt là ở bộ phận sinh sản. Axit chlorogenic còn có khả năng tiêu diệt nấm và côn trùng; ngăn ngừa các bệnh phụ khoa cho cả nam và nữ. Theo Đông y, củ gai có tác dụng chữa vô sinh ở nam giới và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ và hiệu quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Cây củ gai chữa vô sinh chỉ là kinh nghiệm dân gian để tham khảo. Bạn có thể dùng các bài thuốc từ củ gai để phụ trợ trong quá trình chữa vô sinh chứ không nên coi đây là cách điều trị chính thức nhé.

Chọn mua củ gai ở đâu?

Hiện nay, các loại dược liệu và thảo mộc được làm giả khắp nơi. Vì thế để đảm bảo cho sức khỏe, mẹ không nên mua các sản phẩm là từ củ gai cho bà bầu ở những nơi không rõ nguồn gốc. Mẹ hãy chọn mua các sản phẩm từ củ gai ở các tiệm thuốc bắc uy tín.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chọn mua củ gai tươi 100% được cung cấp, lựa chọn từ vườn thành phần tự nhiên; hoàn toàn không được trộn thêm hóa chất hay các bộ phận độc hại. Củ gai tươi giữ nguyên độ lành tính và mang đến những lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi.

Củ gai là loại dược liệu quý, chứa nhiều vitamin và khoáng chất có công dụng chữa bệnh cũng như tác dụng tốt cho phụ nữ mang thai. Lợi ích của củ gai cho bà bầu đã được ghi nhận trong Đông y và nhiều trường hợp thực tế. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu cần tham khảo cách dùng củ gai cũng như hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng thích hợp nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Miscarriages
https://kidshealth.org/CookChildrens/en/parents/miscarriage.html
Truy cập ngày 19/01/2022

2. Progestogen for treating threatened miscarriageProgestogen for treating threatened miscarriage
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6513446/
Truy cập ngày 19/01/2022

3. A systematic review of dydrogesterone for the treatment of threatened miscarriage
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3518297/
Truy cập ngày 19/01/2022

4. Preconception Nutrition

https://americanpregnancy.org/getting-pregnant/preconception-nutrition/

Truy cập ngày 19/01/2022

5. Sleeping While Pregnant: First Trimester 

https://www.sleepfoundation.org/pregnancy/sleeping-during-1st-trimester 

Truy cập ngày 19/01/2022

x