Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đa ối là gì? Đa ối có nguy hiểm không? Đa ối do nguyên nhân nào? Mẹ bầu phải làm gì khi phát hiện đa ối?… Tất cả những thắc mắc của mẹ bầu về tình trạng đa ối sẽ được bác sĩ chuyên khoa giải đáp chi tiết dưới đây.
Để biết đa ối có nguy hiểm không, bạn cần tìm hiểu về nước ối và lượng nước ối chuẩn cần thiết cho thai nhi.
Nước ối là chất lỏng màu trong suốt xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi thụ thai. Khi thai nhi còn trong bụng mẹ thì em bé nằm trong túi ối – đó là túi hình thành từ màng ối và màng đệm. Thai nhi lớn lên và phát triển trong túi ối và được bao quanh bởi nước ối.
Lượng nước ối của bào thai vượt ngưỡng bình thường gọi là đa ối và tỷ lệ chiếm từ 1-4%. Mẹ bầu thường gặp tình trạng đa ối ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.
Biến chứng của đa ối là làm tăng nguy cơ bệnh tật hay tử vong cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Đa ối thường không có triệu chứng nên mẹ bầu cần phải đi khám thai định kỳ để sớm phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời.
Vậy còn dư ối thì sao, có khác đa ối không? Dư ối có nguy hiểm không? Đây cũng là câu hỏi của khá nhiều mẹ bầu, nhất là những chị em mang thai lần đầu tiên. Dư ối cũng là trường hợp lượng nước ối vượt quá mức cho phép ở thời điểm mang thai tương ứng.
Cụ thể, mẹ bầu mang thai bình thường chỉ số nước ối dao động từ 300-800ml tương đương với AFI từ 6-18cm. Nếu mẹ bầu dư ối, lượng nước ối khoảng 800-1.500ml và AFI là 12-25cm. Còn lượng nước ối lớn hơn 1.500ml và tương đương chỉ số AFI trên 25cm là đa ối.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có 3 nguyên nhân chính gây nên tình trạng đa ối trong thai kỳ. Có thể do người mẹ, do phía thai nhi hay nguyên nhân từ phần phụ của bào thai.
Những chị em phụ nữ bị đái tháo đường trước hay trong khi mang bầu dễ bị đa ối. Khoảng 10% phụ nữ bị đái tháo đường trong thời gian mang thai gặp phải tình trạng đa ối khi không kiểm soát được bệnh.
Bên cạnh đó, một số mẹ bầu mắc bệnh thiếu máu tán huyết thứ phát cũng là nguyên nhân gây nên chứng đa ối. Mẹ bầu bị đa ối còn có thể do bản thân nhiễm virus như virus Rubella.
Thai nhi gặp một số dị tật như vô sọ, bị khuyết ống nơ ron thần kinh hay cấu trúc hệ tiêu hóa đều có thể là nguyên nhân gây đa ối. Nguy cơ mắc đa ối cao hơn khi thai nhi gặp đột biến về nhiễm sắc thể. Nguyên nhân đa ối còn do hội chứng truyền máu song thai hoặc song thai một màng đệm và 2 túi ối.
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng đa ối do phần phụ của thai nhi như bất thường nhau thai, u mạch máu màng đệm, viêm nội mạc tử cung, phù rau thai…
>>> Đọc thêm: Chỉ số nước ối tuần 39 bao nhiêu thì phải mổ?
Bị dư ối có nguy hiểm không? Bệnh đa ối có nguy hiểm không? Đây là những thắc mắc tiếp theo mà nhiều mẹ bầu muốn tìm lời giải đáp. Theo các bác sĩ, với trường hợp dư ối (lượng nước ối dưới 1.500ml), mẹ bầu có thể tự điều chỉnh để cân bằng lại lượng nước ối qua chế độ ăn uống.
Còn nếu mẹ bầu được chẩn đoán là đa ối thì nguy cơ gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Nếu tình trạng đa ối xuất hiện càng sớm và lượng nước ối vượt ngưỡng bình thường càng xa thì độ nguy hiểm càng cao.
>>> Đọc thêm: Dư nước ối có nên uống nhiều nước?
Đa ối có nguy hiểm không và mẹ phải làm gì? Nếu mẹ bầu bị đa ối ở mức nhẹ thì không cần quá lo lắng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ thường kê thuốc lợi tiểu để giảm bớt lượng nước ối và khám thai theo định kỳ là đủ. Khi mẹ bầu bị đa ối do nhiễm khuẩn thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh mà an toàn cho thai nhi.
Trường hợp mẹ bầu đa ối ở tình trạng nặng thì cần được bác sĩ theo dõi sát sao. Khi lượng nước ối đột biến tăng nhanh thì phải chọc ối và chọc bớt nước. Nếu sắp tới ngày dự sinh, bác sĩ có thể tiến hành mổ lấy thai sớm để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Vậy còn trường hợp sắp lâm bồn, đa ối ở tuần 38 có nguy hiểm không? Thai phụ phải làm gì để mẹ tròn con vuông? Mẹ cần phải đến thăm khám tầm soát xem có bị tiểu đường thai kỳ không. Mẹ cũng siêu âm xem thai nhi có bị dị tật dạ dày hay thực quản không. Theo đó, bác sĩ mới có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.
Vậy là mẹ bầu đã tìm được câu trả lời: đa ối là gì, đa ối có nguy hiểm không. Mẹ bầu bị đa ối tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho cả 2 mẹ con. Do đó, mẹ bầu cần phải đi khám thai đúng định kỳ, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ để sớm phát hiện nếu có bất thường xảy ra và có phương án điều trị kịp thời. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
>>> Đọc thêm: Bà bầu bị nước ối đục có sao không?
TIÊU CHIẾN
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.