Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nếu gặp phải tình trạng đau 2 bên thái dương và buồn nôn trong thai kỳ, mẹ không nên xem nhẹ vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải những bệnh lý nguy hiểm đấy.
Lúc này, tốt nhất mẹ nên tìm hiểu rõ căn nguyên gây ra vấn đề để xác định liệu pháp giảm đau tốt nhất. Để thuận tiện cho bạn, MarryBaby đã tổng hợp một vài nguyên nhân gây nên cơn đau đầu ở thái dương phổ biến, kèm theo những hướng điều trị phù hợp với từng loại để bạn tham khảo.
Đau đầu khi mang thai chẳng phải điều gì lạ, nhưng đau 2 bên thái dương và buồn nôn lại khác. Sản phụ trong trường hợp này thường trải qua cơn đau âm ỉ, buốt ở một hoặc cả 2 bên thái dương trong vài phút cho đến cả tiếng đồng hồ. Hiện tượng này bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Đây được cho là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau 2 bên thái dương và buồn nôn trong thai kỳ. Biểu hiện dễ thấy nhất là mẹ bầu đau xung quanh đầu, căng tức 2 bên thái dương. Cơn đau thậm chí có thể lan ra sau gáy. Đau đầu dạng này thường kéo dài tầm 30 phút rồi sẽ thuyên giảm, nhất là khi người bệnh bắt đầu hoạt động thể chất.
Dù không gây biểu hiện buồn nôn quá nhiều nhưng đau đầu do căng thẳng thần kinh sẽ khiến bà bầu trở nên nhạy cảm với tiếng ồn hoặc ánh sáng. Thực tế rất khó phân biệt được tình trạng này với chứng đau nửa đầu. Vì vậy, bác sĩ sẽ dựa vào bệnh sử cũng như các biểu hiện lâm sàng của sản phụ để chẩn đoán.
Hướng điều trị: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm chẳng hạn như paracetamol nếu cơn đau không xảy ra thường xuyên hoặc nhóm thuốc chống trầm cảm kết hợp cùng xoa bóp trị liệu nếu đau chuyển sang mãn tính.
Nghe tên là đã hiểu cơn đau sẽ khởi phát từ một bên đầu (thường là ở thái dương). Cơn đau theo nhịp, xuất hiện một bên hoặc có khi lan sang cả hai thái dương. Người bệnh đau nửa đầu thường trải qua 4 giai đoạn với các triệu chứng thay đổi lần lượt là:
Để biết liệu cơn đau 2 bên thái dương và buồn nôn có phải do bà bầu bị đau nửa đầu hay không, bác sĩ sẽ hỏi rõ mẹ về mức độ và tần suất của cơn đau trong ngày. Nếu kết quả là đúng, mẹ sẽ được khuyên nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ bên cạnh việc dùng thuốc do bác sĩ chỉ định.
Đây là bệnh lý có liên quan đến việc rối loạn cột sống cổ, chấn thương vùng cổ hoặc viêm khớp cột sống trên. Biểu hiện thường gặp gồm có đau 2 bên thái dương và buồn nôn, mờ mắt, cứng cổ, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, khó cử động cổ và nếu cố gắng cơn đau sẽ càng trở nên tệ hơn.
Tình trạng này cũng khá nghiêm trọng nên khi thấy những dấu hiệu trên, mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Hướng điều trị trong trường hợp này sẽ là dùng thuốc, luyện tập (tùy khả năng mỗi người), vật lý trị liệu.
Viêm động mạch tế bào khổng lồ (giant cell arteritis – viết tắt GCA) là tình trạng viêm xuất hiện ở các động mạch vùng đầu, đặc biệt là thái dương nên giới khoa học còn đặt tên khác là viêm động mạch thái dương. Người bị viêm động mạch khổng lồ thường bị đau 2 bên thái dương và buồn nôn đi kèm với những triệu chứng phổ biến khác như đau da đầu, đau hàm khi nhai hoặc há miệng rộng, sốt, mệt mỏi, sụt cân ngoài ý muốn…
Việc sớm phát hiện bệnh sẽ ngăn rủi ro mẹ gặp phải những biến chứng khôn lường như mất thị lực, đột quỵ và túi phình động mạch chủ (tình trạng dẫn đến xuất huyết rất nguy hiểm). Các bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách thực hiện xét nghiệm máu, chẩn đoán bằng hình ảnh và tiến hành sinh thiết nếu cần.
Việc điều trị triệu chứng đau 2 bên thái dương và buồn nôn cũng như chữa dứt điểm bệnh sẽ tùy vào bệnh án từng người. Với người bình thường, hướng điều trị sẽ là sử dụng corticosteroid liều cao nhưng phải rất thận trọng vì thuốc gây ra nhiều phản ứng không mong muốn như: tăng cân, tăng rủi ro nhiễm trùng, yếu cơ, mất xương, đường huyết cao…
Phình động mạch não là tình trạng hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra ở sản phụ gây đau đầu 2 bên thái dương và buồn nôn. Ngoài biểu hiện trên, người bệnh còn có thể bị cứng cổ, buồn ngủ và nhạy cảm với ánh sáng.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp như chụp cắt lớp vi tính mạch não, chụp cộng hưởng từ MRI. Hai phương pháp chính để trị bệnh thường được áp dụng nhất là phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch. Với can thiệp nội mạch, bác sĩ sẽ đưa một vật liệu bằng platinum vào lòng của túi phình để giải quyết vấn đề tại đây.
Để ngăn ngừa cơn đau đầu xuất hiện và “làm phiền” bạn, hãy thử tham khảo một số lời khuyên dưới đây:
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đau 2 bên thái dương và buồn nôn xảy ra trong thai kỳ. Nếu thấy có dấu hiệu nào bất thường, hãy lập tức đến bệnh viện để kiểm tra ngay mẹ nhé.
M.P
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.