Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/04/2019

Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu chị em cần quan tâm

Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu chị em cần quan tâm
Canxi rất quan trọng đối với mẹ bầu lẫn thai nhi. Thiếu canxi có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể mẹ bầu và bé nên mẹ cần lưu ý những dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu để đi khám và bổ sung kịp thời.

Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Nếu như lượng canxi bổ sung cho bé không đủ, một lượng canxi nhất định từ chính hệ xương của mẹ sẽ được chuyển hóa để bù đắp cho quá trình phát triển này.

Tầm quan trọng của canxi đối với thai phụ

Từ những tuần đầu thai kỳ, canxi là một thành phần không thể thiếu và cần phải bổ sung để thai nhi có một hệ xương, răng phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Đồng thời canxi còn hỗ trợ quá trình phát triển tim, các cơ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy, xuất hiện những dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu thì mẹ có thể gặp những hệ quả nghiêm trọng cho cả cơ thể mẹ và bé.

dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu 6
Canxi rất cần thiết đối với mẹ bầu ở bất kỳ giai đoạn nào

Nếu bạn không cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương của cơ thể mẹ và điều này sẽ làm suy yếu sức khỏe của mẹ sau này, nghiêm trọng hơn là khiến bé bị còi xương.

Một nghiên cứu khoa học của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch có đối tượng là các bà mẹ mang thai và bé 6 tháng tuổi cũng cho thấy: Nếu mẹ thu nạp đủ lượng canxi trong khi mang thai thì bé sinh ra cũng giảm nguy cơ bị huyết áp cao và đau tim trong tương lai.

Bà bầu cần bao nhiêu canxi mỗi ngày?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (năm 2013), nhu cầu canxi cho phụ nữ mang thai từ tuần 20 trở đi là 1.500 – 2.000mg/ngày.

Mẹ có thể chia làm 3 lần uống trong các bữa ăn (do lượng canxi mà cơ thể có thể hấp thu chỉ khoảng 500mg/lần, nếu uống liều cao hơn cơ thể cũng không thể hấp thu hết).

dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu 2
Liều lượng canxi bổ sung cho thai phụ cần đúng và đủ

Liều tối đa mỗi ngày không quá 2,500mg. Theo khuyến cáo của Mỹ, nhu cầu canxi hàng ngày của phụ nữ mang thai và cho con bú là 1,200mg (trên 24 tuổi) và dưới 24 tuổi là 1,200 – 1,500mg/ngày.

Tại Việt Nam, phụ nữ mang thai được khuyến cáo cần từ 800 – 1,500mg canxi/ ngày tùy theo từng giai đoạn, nhu cầu phát triển của thai nhi:

  • 3 tháng đầu cần khoảng 800mg calci
  • 3 tháng giữa là 1200mg
  • 3 tháng cuối đến sau sinh là 1,500mg

Canxi vốn có rất nhiều trong các loại thực phẩm hàng ngày. Cơ thể đã được cung cấp một lượng canxi từ thực phẩm nên bác sĩ chỉ kê đơn liều bổ sung thêm cho chị em khi có dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu.

Biệt dược Morecal 750mg chứa calcium carbonat 750mg và vitamin D3 100 I.U (bổ sung khoảng 300mg canxi).

Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu

Một số dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu thường gặp là:

Chuột rút, đau nhức cơ bắp

Khi cơ thể có đủ nước mà phụ nữ mang thai vẫn nhận thấy bị chuột rút cơ bắp đặc biệt nơi bắp đùi và bắp chân được xem là báo hiệu tình trạng thiếu canxi.

Móng tay giòn, dễ gãy

Canxi cũng là thành phần quan trọng giữ cho móng tay móng chân chắc khỏe. Thiếu canxi sẽ khiến phần móng trở nên giòn và dễ gãy hơn.

Răng vàng, đau răng

Có khoảng 99% lượng canxi lưu trữ trong xương và răng của bạn. Bà bầu thiếu canxi có thể dẫn tới tình trạng đau nhức răng, tăng nguy cơ sâu răng cho mẹ bầu.

Tê tay chân

Đây là hiện tượng mà bà bầu dễ gặp từ tháng thứ 5 cho đến hết thai kỳ. Lý do là thai nhi bắt đầu phát triển mạnh gây chèn ép các mạch máu. Sự khó khăn trong lưu thông máu khiến cho tay chân dễ bị tê mỏi. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng có thể chứng tỏ bạn bị thiếu canxi.

dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu 1
Tê chân là dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu dễ phát hiện

Mệt mỏi

Thiếu canxi khi mang thai hầu hết sẽ khiến bà bầu bị đau xương và cơ. Tuy nhiên, dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu cũng có thể là chứng mất ngủ, sợ hãi, căng thẳng và mệt mỏi.

Bạn có thể cảm thấy thiếu sức sống, kém tập trung. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ canxi trong suốt thai kỳ để có được hoạt động bình thường.

Co giật các cơ mặt và bàn tay

Hiện tượng cơ mặt, cơ các ngón tay bị co rút lại khi mang thai là cực kỳ nguy hiểm. Do đây là biểu hiện rõ ràng của triệu chứng hạ canxi huyết quá mức.

Do đó, khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào bà bầu cần đến bệnh viện khám ngay lập tức.

Bổ sung canxi đúng cách cho mẹ bầu

Trong thời kỳ mang bầu, chị em thường được rỉ tai phải nạp đủ lượng canxi cần thiết để khi sinh ra bé được cứng cáp. Tuy nhiên, việc bổ sung canxi đối với từng cơ thể bà bầu sẽ khác nhau.

Thạc sĩ – Bác sĩ Lê Thị Hải Hà (Phó trưởng khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Lão Khoa) cho biết khó có thể cân đong đo đếm chính xác hàm lượng canxi nạp vào từ những bữa ăn cũng như phải cân bằng các nhóm chất khác trong khẩu phần.

Thông thường, cơ thể chỉ nạp khoảng 20% lượng canxi qua thức ăn, còn lại sẽ bài tiết ra ngoài. Do vậy, việc bổ sung thêm các loại viên vitamin tổng hợp có chứa canxi là cần thiết.

dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu 4
Mẹ có thể bổ sung canxi bằng thực phẩm hoặc viên uống tổng hợp

Bác sĩ Hải cũng cho biết thông thường cơ thể không thể bù đắp cho lượng canxi đã mất đi. Do đó, việc bổ sung canxi phải được thực hiện đều đặn hàng ngày. Cách tốt nhất, nên bổ sung canxi từ sớm, lâu dài với lượng ít, nhiều lần trong ngày bằng nhiều cách khác nhau như viên uống bổ sung, sữa, thức ăn giàu canxi.

Chị em không nên nạp một lượng canxi quá lớn trong một lần, như vậy cũng không tốt cho việc hấp thụ của cơ thể.

Thực phẩm chứa nhiều canxi dành cho bà bầu

Một số loại thực phẩm cần bổ sung thêm canxi trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mỗi ngày:

  • Sữa chua: 1 cốc sữa chua thường cung cấp khoảng 450mg canxi, trong khi đó sữa chua ít béo chứa khoảng 410mg và sữa chua hoa quả mang đến 345mg canxi/cốc; đó là lý do tại sao bà bầu nên ăn sữa chua mỗi ngày (nên chọn loại không đường nếu mẹ đang có nguy cơ thừa cân hay tiểu đường thai kì).
  • Sữa: Sữa động vật hay thực vật đều chứa rất nhiều canxi, trung bình 300mg/cốc 230ml. Mẹ có thể lựa chọn tùy khẩu vị giữa sữa bò, sữa dê, sữa đậu nành, hạnh nhân, sữa dừa hay lúa mạch.
  • Đậu phụ: 1 bìa đậu chứa khoảng 800mg canxi, cung cấp gần đủ nhu cầu canxi hàng ngày nên thường xuyên thu nạp món ăn này là cách bổ sung canxi hiệu quả cho cơ thể. Tuy nhiên đậu phụ bán ngoài chợ dễ chứa thạch cao nên mẹ có thể học cách tự làm hoặc mua ở những nơi uy tín, đảm bảo.
  • Rau lá xanh: Cải xoăn, cải xanh, rau bina,… và các loại rau lá xanh khác chứa rất nhiều canxi, vì vậy mẹ thường xuyên bổ sung thêm vào thực đơn nhé. Ngoài ra mẹ nên ăn thêm các loại thịt nạc, cá, trứng,… và uống sữa hàng ngày.
  • Đậu đen: 1 ly chè đậu đen có thể mang đến 105mg canxi cho bà bầu. Tất nhiên các loại đậu khác cũng đều ngon và giàu dưỡng chất, đặc biệt là chứa canxi.
  • Hải sản: Luôn “nổi tiếng” là giàu canxi, các loại hải sản như tôm, cua, cá,… giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh, phát triển tốt; hãy ăn 1 – 2 bữa hải sản mỗi tuần mẹ bầu nhé!

Ngoài việc chăm bồi bổ các dưỡng chất giàu canxi như sữa, thủy hải sản, rau xanh, sữa chua, cam,… bà bầu cần bổ sung thêm các viên có chứa canxi với lượng từ 200-500mg mỗi ngày tùy thuộc từng giai đoạn, khẩu phần ăn và cơ thể.

Với dạng Nanno canxi có thể dùng 200mg trong suốt thai kỳ, ngay cả trước giai đoạn mang thai 8 tháng kết hợp với khẩu phần ăn uống phù hợp. Bà bầu cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi uống viên bổ sung canxi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x