Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đau xương ức khi mang thai là một trong những rắc rối khó ưa nhất gây mệt mỏi cho mẹ bầu. Bạn sẽ làm gì để thích ứng tốt với những cơn đau này để chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển của thai nhi và cả việc chào đời của bé?
Đau xương ức khi mang thai là gì và có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bé cưng trong bụng hay không. Đừng lo lắng nhé, bài đọc sau sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật những thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và cách để khắc phục triệu chứng này.
Để hiểu hơn về chứng đau xương ức khi mang thai, bạn cần nắm rõ xương ức nằm ở đâu. Theo giải phẫu học, xương ức (hay xương lồng ngực) là ống xương dài và dẹt nằm giữa ngực trông giống hình dáng chiếc cà vạt giữ vai trò nâng đỡ cơ thể, liên kết xương sườn và cột sống ngực để bảo vệ tim, phổi và các mạch máu khỏi bị tổn thương. Vậy nên, đau xương ức cũng còn gọi là đau có thắt giữa ngực.
Không riêng gì các bà mẹ tương lai mà tất cả mọi người đều có thể gặp phải cơn đau này, nhất là những đối tượng từ 30 tuổi trở lên và làm việc lao lực.
Triệu chứng này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nhưng khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy kiệt. Thậm chí nhiều người gặp phải tình trạng này còn kèm theo biểu hiện tức ngực, khó thở, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
Rất dễ nhận biết mẹ bầu bị đau xương ức thông qua các biểu hiện như đau nhói giữa ngực kèm theo khó thở, thở nông. Cơn đau âm ỉ có khi lan sang những vị trí khác như hàm, cổ… Người bệnh càng vận động, gắng sức, hít thở sâu hay cúi gập người thì triệu chứng đau nhức càng dữ đội hơn. Một số ý kiến cho biết cảm giác đau có khi xuất hiện đột ngột ngay cả khi bà bầu không làm việc nặng.
Có hàng tá nguyên nhân đưa đến triệu chứng này. Theo giới chuyên gia, chứng đau xương ức khi mang thai thường bắt nguồn từ:
Càng về cuối thai kỳ, sự phát triển của thai nhi diễn ra càng mạnh mẽ kéo theo tử cung của mẹ phải phình to ra để thích nghi. Điều này vô tình tạo áp lực lên cơ hoành (cơ vân dẹt, hình vòm ngăn giữa vị trí lồng ngực và ổ bụng đóng vai trò kết hợp với phổi nhằm đưa không khí vào cơ thể) khiến chức năng hô hấp bị hạn chế dẫn đến mẹ bầu thở nông và đau xương ức. Nhiều tình huống thai lớn đạp mạnh khiến tử cung ép chặt lấy cơ hoành làm không khí không vào phổi kịp, từ đó mẹ rất dễ mệt mỏi, thậm chí bị ngất.
Stress khi mang thai không khó bắt gặp nhưng nếu tình trạng này diễn ra quá mức sẽ gây ra những cơn đau tức ngực vô cùng khó chịu. Chưa kể, căng thẳng kéo dài còn dẫn đến chứng rối loạn ăn uống như bỏ bữa, chán ăn… Những thói quen này về lâu dài sẽ khiến mẹ gặp phải các bệnh tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đường ruột hoặc hội chứng ruột kích thích.
Tương tự như căng thẳng, thiếu máu do thiếu sắt ở sản phụ là chuyện rất thường gặp. Tình trạng này sẽ làm tuần hoàn máu ở mẹ bầu ứ trệ cộng với việc thiếu oxy tại các tổ chức như các cơ quan hô hấp khiến mẹ bị khó thở, đau tức ngực. Trẻ sinh ra từ những người bị thiếu máu cũng dễ bị thiếu máu, suy giảm khả năng học tập hoặc gần hơn là tăng rủi ro gặp phải các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh so với trẻ bình thường.
Nếu chẳng may gặp phải những tác động mạnh từ bên ngoài gây tổn thương đến lồng ngực thì mẹ cũng sẽ bị đau xương ức. Lúc này, ngoài cảm giác đau tức ngực mẹ còn thấy đau một hoặc cả hai bên sườn. Cơn đau này sẽ bộc phát dữ dội hơn khi bạn nằm ngửa, trở mình hoặc ngồi ở một vị trí quá lâu.
Một số vấn đề tiêu hóa thường gặp phải trong thai kỳ do biến động nội tiết tố như trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng hoặc đầy hơi chướng bụng… cộng thêm với việc thai nhi lớn dần đè nén cơ hoành dạ dày cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị đau tức ngực khi mang thai.
Như vừa trình bày, chứng đau xương ức trong thai kỳ thường không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái, cản trở sinh hoạt của mẹ bầu. Để vấn đề này không xảy ra, mẹ hãy áp dụng ngay những lời khuyên sau đây:
Thời gian đầu khi gặp phải triệu chứng này, mẹ nên nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động hoặc làm việc quá sức. Ngoài ra, phải chú ý đến thời lượng ngủ trong ngày, phải đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng và không được thức khuya trong mọi tình huống. Nếu vẫn thấy đau trong lúc nghỉ, mẹ hãy lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, thăm khám kỹ lưỡng.
Mỗi khi cơn đau bộc phát, mẹ hãy nhẹ nhàng xoa bóp vùng xương ức để giảm đau và giúp cơ thể thư giãn hơn. Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp thêm phương pháp chườm nóng nhằm tăng hiệu quả cải thiện triệu chứng. Sở dĩ như vậy là vì nhiệt độ cao sẽ kích thích quá trình lưu thông máu, tăng đào thải axit lactic (tác nhân gây đau cơ) từ đó làm giảm đau nhanh chóng. Để thực hiện, mẹ có thể sử dụng khăn sạch nhúng vào nước ấm rồi đặt khăn lên vị trí bị đau tầm 10 – 15 phút là được.
Để xua tan cảm giác đau nhức, điều quan trọng là mẹ phải biết cách vận động nhẹ nhàng, áp dụng các bài tập thể dục hợp lý như yoga, đi bộ nhằm củng cố các nhóm cơ. Hơn nữa, mẹ cũng phải chú ý đến tư thế khi luyện tập, lúc ngồi phải thẳng lưng, đẩy vai về phía sau để không khí vào phổi nhiều hơn; còn lúc đứng phải giữ cho lưng được thẳng, không khom.
Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh vấn đề đau xương ức khi mang thai. Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà không thấy triệu chứng đau nhói giữa ngực thuyên giảm, mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thuốc hoặc đưa ra một số phương án điều trị tích cực phù hợp với thể trạng của bạn.
M.P
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.