Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/10/2020

Kinh nghiệm thai giáo của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam

Kinh nghiệm thai giáo của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam
Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về câu chuyện của cậu bé được mệnh danh thần đồng này, không ai có thể phủ nhận những gì cậu bé đạt được đã vượt xa lứa tuổi của mình. Và thành tích đó không thể không nhờ đến phương pháp nuôi dạy con của ba mẹ cậu. Đặc biệt là mẹ cậu đã bắt đầu dạy con rất sớm ngay khi còn trong bụng mẹ. Cùng tìm hiểu về kinh nghiệm thai giáo của chị Phan Thị Hồ Điệp nhé!

Bí quyết dạy con từ trong bụng mẹ của mẹ Đỗ Nhật Nam

1. Uống nhiều sữa

Khi mang bầu bé Nam, chị Điệp bị ốm nghén nặng, ăn uống khó khăn nhưng chị vẫn cố gắng uống thật nhiều sữa vì tin rằng sữa sẽ bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé mà chế độ ăn uống, sinh hoạt thường ngày chưa cung cấp đủ. Chị em nào đã từng bị ốm nghén sẽ hiểu chỉ việc uống sữa cũng có thể trở nên rất kinh khủng khi chỉ cần ngửi mùi sữa là đã thấy buồn nôn.

2. Trò chuyện cùng con

Với quan điểm rằng con là một cá thể biết nghe, biết hiểu và có những suy nghĩ, cảm xúc riêng, chị Điệp vẫn thường xuyên trò chuyện cùng con bất cứ khi nào có thể như lúc đi siêu thị, lúc lau dọn nhà cửa, rửa chén bát… Khi gặp một món ăn ngon hay đồ vật đẹp, chị đều dành thời gian miêu tả cho con nghe vì tin rằng như thế sẽ giúp con sớm cảm nhận được thế giới xung quanh ngay khi còn trong bụng mẹ.

Khoảng thời gian mang thai bé Nam cũng là lúc chị theo chồng chuyển công tác sang Nhật. Ở nơi đất khách quê người không tránh khỏi những lúc nhớ nhà, khi đó con trai trong bụng lại trở thành người bạn thân thiết lắng nghe những tâm sự của mẹ. Chị cũng thường nói cho con nghe niềm mong mỏi con chào đời lành lặn, khỏe mạnh như thế nào.

day con tu trong bung me
Cho con nghe nhạc cũng là một cách dạy con từ trong bụng mẹ

3. Cho con nghe nhạc

Sớm biết tác dụng của thai giáo bằng âm nhạc, chị Điệp tích cực cho con nghe nhạc từ sớm. Tuy nhiên, chị không đóng khuôn mình trong thể loại nhạc cổ điển như nhiều người khác mà cho con nghe thử nhiều loại nhạc khác nhau để xem con hợp với loại nhạc nào.

Chị chọn nghe nhạc vào một giờ cố định mỗi ngày để rèn thói quen cho con. Chị Điệp cho biết bắt đầu từ tháng thứ 6, nếu ngày nào đến giờ nghe nhạc mà chưa thấy mẹ nghe là bé Nam sẽ đạp mạnh trong bụng như thể muốn “nhắc” mẹ.

Mỗi người phụ nữ mang thai và mỗi đứa trẻ sắp chào đời đều đặc biệt theo cách của riêng mình. Do đó, không có “công thức” thai giáo nào đảm bảo sẽ phát huy tác dụng với mọi trường hợp. Bạn cần thử nghiệm và lựa chọn phương pháp thai giáo phù hợp với hoàn cảnh cá nhân.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn đúng, đó là tinh thần của người mẹ cần vui vẻ, phấn chấn thì thai nhi mới có thể phát triển khỏe mạnh, hoàn thiện. Do đó, chị em đừng tự tạo áp lực phải dạy con từ trong bụng mẹ như thế này hoặc như thế kia mới tốt mà nên để bản năng người mẹ lên tiếng. Xét cho cùng, mẹ tròn con vuông mới là mong ước lớn nhất của tất cả những ai sắp làm mẹ có phải không?

“Đánh thức” giác quan của bé ngay từ trong bụng mẹ

1. Nhẹ nhàng âu yếm bé cưng

Theo nghiên cứu, thai nhi 8 tuần tuổi đã có thể cảm nhận được sự “cưng nựng” của cha mẹ. Đồng thời, các chuyên gia cũng nhận thấy rằng, khi được mẹ vuốt ve, thai nhi thường có xu hướng trở nên bình tĩnh hơn. Do đó, trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ nên thường xuyên âu yếm để kích thích sự phát triển trí não của thai nhi, cho bé cảm nhận nhiều hơn về thế giới bên ngoài.

Xoa bụng bầu
Xoa bụng bầu cũng cần “nghệ thuật” mẹ nhé!

Tuy nhiên, hành động xoa, vuốt mạnh tay và thường xuyên trên thành bụng, đặc biệt là khu vực đáy tử cung, có thể kích thích các cơn co tử cung gây ra sinh non hoặc sảy thai.

Mẹ bầu lưu ý không nên dùng cả bàn tay mà chỉ dùng ngón tay vuốt nhẹ thành bụng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, một hoặc hai lần một ngày và mỗi lần không quá 10 phút.

Bên cạnh đó, không nhất thiết phải xoa bụng mà động tác ôm bụng và đi lại nhẹ nhàng hoặc vừa chạm tay lên bụng vừa trò chuyện cùng con cũng là cách giao tiếp hiệu quả, thể hiện tình cảm yêu thương bạn dành cho bé.

2. Dạy con từ trong bụng mẹ bằng âm thanh

Theo nhiều nghiên cứu, để kích thích sự phát triển thính giác của thai nhi, mẹ bầu có thể bắt đầu cho bé nghe nhạc ngay từ tuần thai thứ 16. Tuy nhiên, phải đến khi thai nhi 25 tuần tuổi, bé mới có thể nhận biết chính xác giọng nói của mẹ và những người “lạ” khác. Trong thời gian này, ngoài việc cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, mẹ cũng có thể duy trì thói quen trò chuyện hoặc ca hát cho bé nghe, vừa giúp bé cưng phát triển, vừa tăng sự kết nối tình cảm giữa mẹ và con.

3. Kích thích khứu giác bé cưng nhờ hương thơm

Từ tuần thứ 11-15 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển khả năng khứu giác của mình. Và đến tuần thứ 36 của thai kỳ, khứu giác của bé đã gần như hoàn chỉnh cả về chức năng lẫn cấu trúc. Tuy không thể “đánh hơi” chính xác 100% những gì mẹ ngửi được, nhưng bé cưng cũng có thể nhận biết được mùi hương ở mức độ thấp hơn.

Để phát triển khứu giác của con, mẹ có thể dùng tinh dầu thơm có mùi khuynh diệp hoặc oải hương, vừa giúp thư giãn tinh thần mẹ, vừa thai giáo cho con. Lợi đôi đường mẹ nhỉ!

Thai giáo và những sai lầm thường gặp

1. Ép mình nghe nhạc cổ điển

Đây có thể nói là sai lầm phổ biến nhất khi thực hành thai giáo của các mẹ bầu. Tuy nhiên, sai lầm này cũng xuất phát từ mong muốn con sinh ra nhanh nhẹn, thông minh. Rất nhiều chị em khi thực hành thai giáo bằng âm nhạc đã cố chọn những loại nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng khá hàn lâm, bác học mà bản thân không thấy hay, không cảm thụ được chỉ vì tin rằng như thế là tốt cho sự phát triển trí tuệ của bé.

Thực tế, bạn chỉ cần chọn loại nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu chậm ở khoảng 60-80 nhịp/phút là hoàn toàn thích hợp cho việc thai giáo bằng âm nhạc. Do đó, bất cứ thể loại nhạc nào như nhạc trẻ, nhạc trữ tình, dân ca,… cũng có thể phát huy tác dụng xoa dịu tinh thần của mẹ và phát triển thính giác cho bé, miễn là bạn yêu thích và thoải mái khi nghe. Điều quan trọng nhất cần nhớ đó là bé chịu ảnh hưởng lớn bởi tâm trạng của mẹ nên chỉ khi bạn thấy thư thái, vui vẻ, việc nghe nhạc mới có ích cho bé.

dạy con từ trong bụng mẹ: cho con nghe nhạc
Thai giáo bằng âm nhạc là một phương pháp dạy con từ trong bụng mẹ được ưa chuộng

2. Cho bé nghe nhạc âm lượng lớn

Thêm một sai lầm phổ biến khác trong chuyện thai giáo bằng âm nhạc. Với tâm lý lo ngại bé bị ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi màng bụng và túi nước ối nên sẽ không nghe được rõ âm thanh, một số bà mẹ cố gắng mở nhạc thật to để con nghe cho rõ. Điều này sẽ gây khó chịu cho thai nhi, thậm chí gây hại cho thính giác của bé nếu nhạc có sóng âm cao từ 4.000 đến 5.000Hz.

Bé yêu sẽ tìm cách “phản đối” bằng các hành động đạp, máy thật mạnh. Do đó, khi cho bé nghe nhạc, mẹ chỉ nên mở loa ngoài vừa đủ nghe hoặc dùng tai nghe chuyên dụng cho bà bầu để đảm bảo an toàn cho sự phát triển thính giác của bé. Trong khi cho bé nghe nhạc, mẹ nên lắng nghe chuyển động của bé để xác định bé có đang thấy thoải mái với hoạt động này hay không.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x