Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mặc dù mẹ không thể biết chắc chắn sẽ phải làm gì để phòng ngừa tuyệt đối những vết bớt chàm này trên làn da bé. Tuy nhiên chị em cũng nên hạn chế làm những việc dưới đây bởi chúng có thể là nguyên nhân tạo ra những vết bớt xấu xí.
Những vết chàm bớt này không phải là một loại bệnh trẻ em. Hiện tượng trẻ sinh ra với những vết bớt, chàm không phải là hiếm. Những vết bớt chàm này thường xuất hiện khi con mới chào đời hoặc trong khoảng vài tuần sau sinh.
Trên thực tế, có nhiều loại bớt khác nhau như bớt Mông Cổ, bớt rượu vang, bớt sắc tố,… với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, xanh, vàng, xám,…
Nguyên nhân xuất hiện các loại bớt này có thể do di truyền nhưng cũng có thể do phản ứng biểu bì ở những trẻ có làn da bị nhạy cảm hoặc sự kết tụ của các mạch máu dưới da.
Tuy đa số các vết bớt sẽ không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của trẻ nhưng chúng liên quan mật thiết đến vấn đề thẩm mỹ vì một số vết bớt mọc ở trên mặt, tay khiến trẻ bị giảm bớt độ xinh xắn, đáng yêu.
Để tránh ảnh hưởng ngoại hình của bé, mẹ cần lưu ý tuyệt đối không được làm những điều này.
Không ăn nhiều hoa quả trái mùa
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên cân nhắc và chọn lựa kỹ lưỡng với các loại hỏa quả, rau củ trái mùa. Lý do là vì để các loại thực vật này đạt năng suất và không bị sâu bệnh.
Người trồng trọt phải sử dụng lượng thuốc trừ sâu và kích thích tăng trưởng cao hơn gấp nhiều lần bình thường. Việc này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu và gây ra những tác hại đến thai nhi.
Dễ thấy nhất trong số đó chính là hiện tượng các sắc tố tích tụ trên da tăng mạnh có thể khiến bé bị các vết bớt chàm vô cùng mất thẩm mĩ.
Không tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, môi trường ô nhiễm
Khi mang thai, mẹ bầu nên tạo môi trường sống trong lành, không bị ô nhiễm, khói bụi và tránh xa các loại hóa chất. Môi trường với đầy rẫy những hóa chất độc hại, đặc biệt là nguồn nước bị nhiễm độc có thể gây ra những tác hại kinh khủng đối với thai phụ và thai nhi.
Em bé trong bụng người mẹ có nguy cơ chậm phát triển về cả thể chất và trí não, làm tăng khả năng bị dị tật bẩm sinh cùng những tổn hại không hề nhỏ cho sức khỏe mẹ bầu.
Không những thế, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất là một trong những nguyên nhân bé bị vết bớt chàm vì lớp hạ bì tăng khả năng tích tụ sắc tố dính trên cơ thể bé.
Tránh ăn đồ cay nóng
Đây là một thói quen rất không tốt khi các mẹ mang thai. Nhiều người yêu thích vị cay nồng của các món ăn vì chúng có khả năng kích thích vị giác rất tốt.
Tuy nhiên khi đã mang thai, mẹ nên ý thức đến sự an toàn của con trong bụng và giảm thiểu những món ăn quá cay và nóng. Việc ăn cay nóng quá nhiều có thể khiến bé bị tích tụ sắc tố, xuất hiện những vết bớt khó nhìn trên cơ thể.
Bên cạnh đó, thói quen ăn thực phẩm cay nóng còn có thể khiến hệ thần kinh của thai nhi bị tê liệt. Từ đó dẫn đến những hậu quả như chậm phát triển trí não, dị tật ống thần kinh. Nó làm giảm khả năng suy nghĩ cũng như óc sáng tạo của trẻ từ khi mới chào đời.
Nếu chẳng may khi sinh ra bé bị vết bớt chàm thì bố mẹ cũng đừng quá buồn và lo lắng. Một số vết bớt sẽ mờ đi khi bé trưởng thành. Nếu không, phụ huynh có thể can thiệp bằng các biện pháp thẩm mỹ để xóa bớt và mang lại làn da trắng trẻo cho con yêu.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.