Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/08/2018

Mẹ bầu biết gì về chứng dị ứng da mặt khi mang thai?

Mẹ bầu biết gì về chứng dị ứng da mặt khi mang thai?
Da mặt bị dị ứng là nỗi ám ảnh mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Nhiều chị em còn cảm thấy mặc cảm khi bị dị ứng da mặt khiến vẻ ngoài thay đổi. Vậy làm sao để chúng ta phòng ngừa và điều trị tình trạng dị ứng da mặt khi mang thai an toàn, không gây ảnh hưởng đến thai nhi?

Trong giai đoạn mang thai, sự thay đổi về nội tiết làm làn da người phụ nữ trở nên nhạy cảm, dễ bị nám, nổi mụn hoặc ngứa ngáy, nặng hơn có thể bị nổi mẩn đỏ, sưng đau. Các mẹ cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân, biểu hiện khi bị dị ứng để có phương pháp điều trị đúng đắn, và hiệu quả, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng.

Biểu hiện tình trạng dị ứng da mặt khi mang thai

Biểu hiện đầu tiên của tình trạng này chính là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ngay cả khi đụng vào hoặc không. Ngoài ra, cảm giác ngứa ngáy có thể đi kèm với dấu hiệu vàng da do các nội tiết lưu thông không ổn định.

dị ứng da mặt khi mang thai 1
Biểu hiện thường gặp của dị ứng da mặt khi mang thai là xuất hiện những mẩn đỏ trên da

Nếu nặng hơn, tình trạng ngứa sẽ đi kèm với hắt hơi, ngạt mũi, khó thở gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Một số biểu hiện nghiêm trọng khác mà các mẹ cần phải chú ý như: sốt phát ban, nổi mề đay, da sưng tấy, nổi mũ,…

Tìm hiểu nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp

Có nhiều nguyên nhân gây dị dứng da mặt khi mang thai, phổ biến nhất là do sự thay đổi của các hormone nội tiết khiến làn da trở nên mẫn cảm, dễ bị dị ứng. Thông thường, tình trạng này sẽ kết thúc sau khi sinh nên các mẹ không cần phải quá lo lắng.

Việc tiếp xúc với lông vật nuôi nhứ chó, mèo hoặc các loại thức ăn cũng dễ dàng khiến tình trạng dị ứng trở nên nặng hơn. Với trường hợp này, các mẹ nên tránh tiếp xúc với lông động vật để tránh gây ảnh hưởng đế sức khỏe.

Một số thai phụ mắc chứng mật kém lưu thông cũng có thể bị khô da, vàng da và ngứa. Đi kèm theo đó là cảm giác chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.

dị ứng da mặt khi mang thai 2
Sự thay đổi các nội tiết tố trong quá trình mang thai là nguyên nhân gây dị ứng da mặt phổ biến

Trong giai đoạn thừ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 của thai kỳ, các mẹ thường sẽ mắc chứng viêm nang lông, làm xuất hiện những sẩn mũ ở nang lông, gây ngứa ngáy khó chịu.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây dị ứng khi mang thai có thể do thai phụ có tiền sử da khô hoặc do ảnh hưởng của thời tiết và thường xuyên sử dụng mỹ phẩm.

Đề phòng dị ứng da mặt khi mang thai như thế nào cho đúng cách?

Tùy theo nguyên nhân và biểu hiện mức độ của dị ứng mà các chị em sẽ có cách đề phòng sao cho phù hợp. Nếu dị ứng chỉ do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, các chị em có thể áp dụng những biện pháp đơn giản như:

  • Dùng sữa dưỡng ẩm hoặc xà phòng không mùi
  • Hạn chế tắm nước nóng hoặc ngâm mình quá lâu
  • Không gãy, cào trực tiếp lên vết ngứa mà nên chườm mát
  • Có thể chườm ấm để giảm cảm giác ngứa.
dị ứng da mặt khi mang thai 3
Không gãy hoặc cào trực tiếp lên vết ngứa

Nếu dị ứng do các yếu tố bên ngoài thì mẹ nên hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như lông vật nuôi, thực phẩm gây kích ứng, thường xuyên giặt chăn, màn và hạn chế sử dụng mỹ phẩm.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên tập thói quen súc miệng, xông mũi bằng nước sinh lý và mặc quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt để phòng ngừa các tác nhân gây dị ứng nhé.

Nếu sau quá trình thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng dị ứng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm mà càng nặng thêm thì các mẹ nên nhanh chóng đến gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa da liễu có uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Điều trị dị ứng da mặt từ thiên nhiên tại nhà hiệu quả

Mật ong và sữa chua:

Mật ong có tính lành, kháng khuẩn tốt nên từ xưa đã được sử dụng thường xuyên trong việc chữa trị các vết thương trên da, giảm lão hóa và cung cấp độ ẩm cho da.

Bên cạnh đó, hàm lượng axit lên men tự nhiên trong sữa chua không chỉ tốt cho da dày mà còn rất hiệu quả trong việc se khít lỗ chân lông, chống nhăn và nám cho làn da rất hiệu quả. Kết hợp sữa chua với mật ong sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong việc làm đẹp khi mang thai, chăm sóc và bảo vệ làn da khi bị dị ứng.

Cách làm mặt nạ mật ong sữa chua khá đơn giản, các mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 thìa mật ong cùng 1/2 hủ sữa chua. Sau đó trộn đều 2 nguyên liệu này lại với nhau rồi đem bôi lên vùng da bị dị ứng.

Khi bôi hỗn hợp thì kết hợp với các động tác massage nhẹ nhàng rồi nằm thư giãn khoảng 20 phút thì rữa mặt sạch với nước. Các mẹ có thể áp dụng cách này 1 lần mỗi ngày và liên tục cho đến khi tình trạng dị ứng biến mất hoàn toàn nhé.

Sử dụng lòng trắng trứng gà

Lòng trắng trứng gà được xem là một trong những sản phẩm chăm sóc và bảo vệ làn da có nguồn gốc từ thiên nhiên rất hiệu quả.

Một số công dụng của lòng trắng trứng gà đối với làn da có thể kể đến như: làm sách, trắng da; thu nhỏ lỗ chân lông; làm giảm nếp nhăn và ngăn ngừa mụn hiệu quả.

Với phương pháp điều trị dị ứng bằng lòng trắng trứng gà, các chị em chỉ cần chuẩn bị 1 lòng trắng trứng để bôi lên vùng da bị dị ứng, đồng thời kết hợp với các động ác massage để làn da được thư giãn và hấp thu tốt các dưỡng chất từ lòng trắng trứng nhé!

Hy vọng rằng, với những thông tin trên, các chị em có thể yên tâm hơn trong việc phòng ngừa, điều trị dị ứng da mặt khi mang thai, bảo vệ tốt cho sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x