Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/07/2016

Dinh dưỡng khi mang thai: Khát nước có do thiếu chất?

Dinh dưỡng khi mang thai: Khát nước có do thiếu chất?
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai cần bổ sung một lượng nước hơn bình thường, bởi mẹ bầu thường dễ bị nóng và đổ mồ hôi hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khát nước là dấu hiệu của một vấn đề nào đó

Vẫn biết uống nước là một hành động bình thường ai ai cũng làm hàng ngày, nhưng nếu cơn khát “ghé thăm” quá thường xuyên thì sao? Nhất là với các mẹ bầu, khát nước quá mức có gây nguy hiểm?

Dinh dưỡng khi mang thai: Bà bầu uống nước
Nguyên nhân vì sao bà bầu thường khát nước sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây

Thông thường, cảm giác khát nước là dấu hiệu báo động cơ thể đang không có đủ lượng nước cần thiết. Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất lỏng hơn bình thường. Hơn nữa, do nhiệt độ cơ thể mẹ bầu thường cao hơn nên rất dễ nóng và đổ mồ hôi, dẫn đến mất nước nhiều hơn. Chính vì vậy, bà bầu thường dễ bị khát hơn.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo một số trường hợp khát nước quá mức do tiểu đường thai kỳ. Nếu phải uống nước liên tục do cảm thấy khát, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm.

Ốm nghén cũng là nguyên nhân làm nhiều mẹ bầu thích uống nước. Thay vì thèm ăn đồ chua, đồ ngọt, mẹ bầu bị nghén “lạ” thường muốn ăn những thứ không phải thực phẩm như đá lạnh, nước lạnh… Nghiên cứu cho thấy, chứng nghén lạ có thể là biểu hiện của việc thiếu sắt khi mang thai, nhất là từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi.

Dinh dưỡng khi mang thai: Bà bầu nên uống bao nhiêu nước?

Để đáp ứng nhu cầu chất lỏng ngày càng tăng của cơ thể trong thai kỳ, mẹ bầu nên uống khoảng 8 -10 ly nước mỗi ngày, tương đương khoảng 2-2,5 lít/ ngày. Đồng thời, sau mỗi lần tập thể dục, bầu nên uống thêm 1 ly nước để bù lại lượng chất lỏng đã mất. Những ngày nóng nực, đổ nhiều mồ hôi nên uống thêm 1-2 ly nước.

Ngoài nước lọc, mẹ bầu cũng có thể uống nước ép trái cây, nước mía, nước dừa…, nhưng không nên uống quá nhiều. Các loại đồ uống chứa caffein như trà, cà phê, nước ngọt nên hạn chế, bởi chúng có thể làm cơ thể mẹ bầu nhanh mất nước hơn.

Tuy nhiên, dù tốt đến mấy, nước cũng không thể thay thế cho những thức ăn giàu vitamin và khoáng chất trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai của mẹ. Bà bầu cần ăn uống cân bằng. Không nên uống quá nhiều nước trước bữa ăn để chừa chỗ cho dạ dày chứa thực phẩm. Nếu cảm thấy khó có thể cân bằng chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Lưu ý dành cho mẹ:

– Không nên uống quá nhiều nước một lần

– Không đợi đến khi thấy khát mới uống nước

– Uống nhiều nước lạnh có thể làm tăng khả năng viêm họng, đau họng, đau bụng…

Dấu hiệu mẹ bầu bị thiếu nước

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ bầu đang bị mất nước, cần được bổ sung chất lỏng ngay. Đừng bỏ lỡ nhé!

– Tần suất đi tiểu giảm

Đây là dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy cơ thể không có thừa chất lỏng để “xuất” ra ngoài. Nếu cơ thể không đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng đậm và mẹ bầu sẽ không có cảm giác buồn tiểu từ 3-7 giờ.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu

Độc tố trong nước tiểu nếu không được pha loãng sẽ gây hại nghiêm trọng đến niêm mạc tiết niệu, dẫn đến viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu. Dấu hiệu thường gặp: đau buốt khi đi tiểu, són tiểu. Nếu gặp tình trạng này, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Táo bón

Thức ăn đi vào đại tràng sẽ cần chất lỏng mới tạo ra được “thành phẩm” sau cùng. Hơn nữa, nước còn giúp mẹ bầu đi vệ sinh dễ dàng hơn. Chính vì vậy, khi cơ thể thiếu nước, mẹ bầu rất dễ bị táo bón.

– Khô miệng

Khi cơ thể thiếu nước, chất lỏng bôi trơn màng nhầy sẽ không được bổ sung. Mẹ bầu sẽ cảm thấy miệng khô, bị dính vì rất ít nước bọt. Khi cơ thể đủ nước, miệng sẽ có cảm giác thoải mái và tiết nhiều nước bọt hơn. Việc ăn uống, nuốt thức ăn cũng dễ dàng hơn.

– Ít nước mắt

Một triệu chứng nữa cho thấy mẹ bầu không uống đủ nước là không có nước mắt hoặc ít nước mắt khi khóc. Thiếu nước, các chất lỏng ở ống dẫn nước mắt sẽ không được tạo thành khiến mắt mẹ bị khô và ít nước.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x