Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ho ăn gì tốt cho sức khỏe là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. MarryBaby mách bạn ngay các tuyệt chiêu dưới đây để vượt qua tình trạng này nhé!
Có hàng tá nguyên do khiến bà bầu bị ho, phần lớn liên quan đến các vấn đề viêm nhiễm đường hô hấp; trong khi quan niệm dân gian lại cho rằng mẹ trong giai đoạn 26 – 28 tuần bị ho là do thai nhi đang mọc tóc. Dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa, bạn phải biết cách tự chăm sóc bản thân để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé cưng. Vậy bà bầu bị ho ăn gì tốt? Hãy tham khảo thực đơn mà MarryBaby gợi ý sau đây.
Trước khi bàn đến việc bị ho ăn gì tốt, mẹ nên biết triệu chứng này tác động đến thai nhi như thế nào. Nếu chỉ ho một vài lần trong ngày thì không có vấn đề, nhưng trong trường hợp cơn ho kéo dài từ 1 tuần trở lên, bạn nên cẩn trọng nhé. Bởi việc ho mạnh, liên tục sẽ kích thích tử cung co bóp dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc dọa sinh non với thai gần đủ tháng.
Cơn ho dai dẳng cũng là dấu hiệu cảnh báo mẹ đang mắc bệnh nhiễm trùng (chẳng hạn như cảm cúm, viêm phế quản…). Tình trạng này cần phải điều trị kịp thời để mầm bệnh không tấn công gây nguy hiểm cho thai nhi.
Bên cạnh việc ảnh hưởng đến thai nhi, tình trạng ho liên tục cũng gây nhiều phiền toái cho cuộc sống của mẹ. Cụ thể ho nhiều sẽ khiến mẹ khó thở, mệt mỏi, chán ăn, ngủ không yên giấc, từ đó suy nhược dẫn đến thai chậm phát triển.
Để những viễn cảnh vừa nêu không xảy ra, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mẹ nên chú ý ăn những thực phẩm sau đây nhằm tăng cường hệ miễn dịch và rút ngắn thời gian khỏi bệnh:
Mở màn cho danh mục ho nên ăn gì là một loại gia vị quen thuộc, đấy là tỏi. Thực phẩm này có chứa allicin – một thành phần kháng viêm, kháng khuẩn đặc biệt rất hữu dụng trong trường hợp bà bầu bị ho do nhiễm trùng.
Mỗi khi cơn ho xuất hiện, mẹ có thể dùng một tép tỏi ta, nướng kỹ, giã thật nhuyễn rồi hòa cùng nước ấm để uống. Hoặc đơn giản hơn nữa, bạn hãy băm nhỏ rồi cho vào nấu cùng các món hằng ngày là được.
Mật ong khá lành tính và được ví như là “thuốc kháng sinh tự nhiên” giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ho. Hơn nữa, trong mật ong còn có nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, mẹ ăn vào sẽ cải thiện sức đề kháng, phòng ngừa bệnh theo mùa.
Trị ho bằng mật ong là phương pháp vô cùng tiện lợi và tiết kiệm bởi hầu hết mỗi gia đình đều có sẵn mật ong trong nhà. Bởi thế mà ông bà ta thời xưa đã đúc kết ra bài thuốc mật ong hấp tỏi chữa ho rất hay mãi đến nay vẫn còn hữu dụng.
Cách làm khá đơn giản: tỏi thái nhỏ rồi ngâm với mật ong, sau đó hấp cách thủy tầm 20 phút cho tới khi thấy chín mềm. Thành phẩm thu được dùng 3 lần/ngày liên tục 2 tuần để có hiệu quả.
Nếu đang không biết bị ho ăn gì tốt thì hãy lựa chọn gừng mẹ nhé! Cũng như tỏi, gừng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Y học hiện đại còn chứng minh thành phần trong gừng mang lại hiệu quả kháng histamin, từ đó giải quyết các vấn đề như cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng. Với trường hợp ho đờm, gừng là “ứng viên” sáng giá giúp loại bỏ đờm, giảm viêm họng nhanh chóng.
Chỉ với một củ gừng tươi, bạn đã có thể kiểm soát triệu chứng khó chịu này. Cách dùng như sau: gừng rửa sạch, đem gọt vỏ, giã nhuyễn sau đó cho vào nồi nước nấu sôi khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước. Kiên trì uống nước này mỗi buổi sáng, mẹ sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Những loại hoa quả quen thuộc như cam, chanh, bưởi là nguồn bổ sung vitamin C dồi dào. Dưỡng chất này không những làm dịu cổ họng mà còn thúc đẩy hoạt động của các tế bào miễn dịch, nhờ vậy mà cơ thể mẹ sẽ mau chóng phục hồi. Mẹ bị ho có thể ăn trực tiếp hoặc uống nước ép từ các loại quả này hằng ngày.
Bà bầu bị ho nên ăn gì? Chắc chắn bạn không nên bỏ qua những thức ăn giàu kẽm. Lý do vì khoáng chất này có vai trò ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh đồng thời ngăn không cho chúng trú ngụ trong màng nhầy ở cổ họng và mũi.
Thay vì vội đi mua các loại kẹo ngậm ho hoặc dùng siro chứa kẽm tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ với thai kỳ, sao bạn không thử bổ sung những thực phẩm như củ cải trắng, rau chân vịt, hạt bí ngô, thịt, trứng? Chúng giàu kẽm, an toàn lại cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết.
Mẹ bị ho nên quan tâm đến nhóm thực phẩm giàu axit béo omega-3 bởi dưỡng chất này giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm đờm nhầy tích tụ. Omega-3 thường có nhiều trong cá ngừ, cá thu, cá hồi cùng một số loại hạt như óc chó, hạt lanh… Khi ăn các loại cá vừa nêu, mẹ chú ý nên dùng khoảng 2-3 lần/tuần để hạn chế tình trạng ngộ độc thủy ngân cực kỳ nguy hiểm với thai nhi.
Vậy là bạn đã rõ bà bầu bị ho nên ăn gì? Còn bạn có biết bà bầu bị ho không nên ăn gì? Nếu không muốn cơn ho ngày một gia tăng, bạn nên kiêng bớt những thực phẩm sau:
Vậy là bạn đã rõ bà bầu bị ho ăn gì tốt. Ai mà ngờ những thực phẩm quen thuộc lại có thể sử dụng như một “vị thuốc” hỗ trợ chữa ho hiệu quả phải không nào! Hãy chia sẻ thêm với MarryBaby nếu bạn có cách giải quyết triệu chứng này hay hơn nhé!
M.P
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.