Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 28/04/2023

Premium

Hướng dẫn thai giáo cho con theo từng tháng tuổi của thai kỳ

Hướng dẫn thai giáo cho con theo từng tháng tuổi của thai kỳ
Trước khi chào đời, bụng mẹ chính là môi trường vui chơi và học tập của thai nhi. Đã có rất nghiên cứu chứng minh rằng, việc thai giáo sớm từ trong bụng mẹ rất cần thiết để em bé phát triển toàn diện.

Thai giáo là gì?

Đọc toàn bộ nội dung

Bài viết này chỉ dành riêng cho thành viên của HelloBacsi. Bạn hãy đăng nhập hoặc tham gia ngay để đọc hết nội dung này.

Thai giáo chính là phương pháp giáo dục thai nhi từ trong bụng mẹ. Các chuyên gia đã nhận thấy rằng, trẻ sơ sinh có thể nhớ được âm thanh và mùi vị mà chúng đã nghe và từng trải nghiệm trong bụng mẹ.

Mọi cảm giác mà ba mẹ truyền lại hoặc thậm chí là những cái chạm nhẹ trên bụng mẹ cũng có thể tương tác được với thai nhi. Từ thức ăn cho đến những cảm xúc người mẹ trải qua đều được chia sẻ với đứa con bé bỏng ở trong bụng mẹ.

Thai nhi trong bụng mẹ có thể học được bằng nhiều cách khác nhau như:

1. Thai giáo qua thính giác

Ba mẹ có thể thai giáo qua thính giác bằng cách cho bé nghe nhạc và nói chuyện hay kể truyện cho con nghe.

Cho bé nghe nhạc: Ba mẹ nên nghe những bản nhạc nhẹ nhàng để thai giáo cho bé. Vì thai nhi sẽ cảm thấy căng thẳng khi nghe những bản nhạc lớn. Lý tưởng nhất là những bài nhạc cổ điển hoặc nhạc Mozart sẽ giúp kích thích sự phát triển trí não ở trẻ sơ sinh tốt nhất.

Nói chuyện với thai nhi: Thai nhi có thể cảm nhận được giọng nói của người mẹ vì thường xuyên tương tác với con. Mỗi từ người mẹ nói sẽ đi qua các đường dẫn trong bụng và dội lại qua nước ối để đến được với đứa con bé bỏng trong bụng. Quan trọng, bạn nên nói chuyện với giọng nói ngọt ngào, dịu dàng, quan tâm và tử tế để thai nhi ghi nhớ một cách đặc biệt.

Ngay cả những cảm xúc mà người mẹ trải nghiệm cũng được chia sẻ với thai nhi. Khi người mẹ khóc, cười hoặc cảm thấy hạnh phúc, em bé sẽ được làm quen với những cảm xúc đó. Từ đó, con sẽ nhận diện được những cảm xúc trên khuôn mặt mẹ ngay sau khi sinh ra đời.

thai giáo qua giọng nói và cảm xúc

2. Thai giáo qua thị giác

Bạn có thể rèn luyện thị giác cho thai nhi bằng cách dùng ánh sáng của đèn pin hoặc ánh sáng tự nhiên ngoài trời, nhưng bạn nhớ là chỉ dùng ánh sáng thật dịu nhẹ. Đồng thời, cũng không nên thực hiện phương pháp này thường xuyên và thực hiện trong thời gian dài mỗi lần, sẽ gây hại mắt con.

3. Thai giáo qua vị giác và khứu giác

Âm thanh và ánh sáng không phải là thứ duy nhất đi kèm với quá trình thai giáo trong bụng mẹ. Ngoài ra, thai nhi còn được học tập để nhận biết hương thơm và mùi vị. Vì các chồi giác quan của thai nhi được phát triển đầy đủ vào khoảng tháng thứ 7 thai kỳ với các thụ thể khứu giác được khởi động.

Chẳng hạn như, thức ăn mà mẹ bầu ăn sẽ đi vào nước ối, rồi đến lượt thai nhi tiếp nhận. Điều này giúp thai nhi quen với hương thơm và mùi vị của thực phẩm. Do đó hình thành sở thích ăn uống từ rất sớm trong bụng mẹ trước khi sinh ra đời.

4. Thai giáo qua xúc giác

Vậy phương pháp giáo dục xúc giác của thai giáo là gì? Ba hoặc mẹ có thể chạm tay lên bụng để tương tác với con khi con bắt đầu biết biết cử động, đạp tay hoặc chân lên bụng mẹ.

Sự quan trọng của việc thai giáo là gì?

Thai giáo cho bé từ trong bụng mẹ là một quá trình dài trong suốt thai kỳ. Bạn có thể giúp con nhận biết và làm quen với thế giới bên ngoài trước chào đời. Bên cạnh đó, trong quá trình thai giáo qua việc trò chuyện và tiếp xúc với con sẽ mang đến nhiều lợi ích như:

1. Giúp kích thích thính giác

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự phát triển của đôi tai bắt đầu từ rất sớm khi thai kỳ ở tuần thứ 25.

Mẹ cần lưu ý tránh tiếp xúc với môi trường ồn ào khi bé ở giai đoạn này bởi vì âm thanh quá lớn có thể cản trở sự phát triển thính giác của bé.

2. Giúp phát triển khả năng giao tiếp

Sẽ thật khó tin khi nghĩ rằng một em bé có thể nhớ những từ mà người mẹ thường xuyên sử dụng phải không? Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc trò chuyện với con có thể giúp xây dựng giao tiếp giữa hai mẹ con do sự quen thuộc.

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì học bất kỳ ngôn ngữ nào cũng cần phải nghe rất nhiều. Bạn thậm chí có thể xem các chương trình truyền hình bằng các ngôn ngữ khác nhau và giúp con học đa ngôn ngữ ngay cả trước khi ra đời!

3. Giúp con làm quen với mẹ

Thực tế, thai nhi đang ở trong bụng mẹ nhưng không có nghĩa sẽ biết rõ về người mẹ. Vì thế, người mẹ cần phải tương tác với con thường xuyên, chia sẻ những hy vọng và nỗi sợ hãi với con. Khi đó, thai nhi sẽ lắng nghe những tâm sự của người mẹ.

Một nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh có thể hiểu được những cảm xúc mà mẹ đang trải qua. Vì thế, người mẹ nào luôn tương tác với đứa con chưa chào đời sẽ giúp chúng hình thành việc lắng nghe và giao tiếp sớm từ đó có thể khiến con hiểu rõ hơn về người mẹ.

4. Giúp thiết lập mối liên kết với em bé

Gắn kết với thai nhi không phải là điều bạn có thể học được từ bất kỳ cuốn sách nào. Đó là điều mà bạn phải trải nghiệm bằng cách nói chuyện với con hàng ngày. Việc trò chuyện sẽ giúp củng cố tình yêu dành cho con của bạn đã có và giúp bạn chuẩn bị tinh thần để cho việc nuôi dạy con trong tương lai.

5. Giúp củng cố mối quan hệ với người chồng

Dành vài phút nói chuyện với con mỗi ngày cũng có thể là cách xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với người chồng. Những cặp vợ chồng bận rộn với cuộc sống nhờ đó có thể dành thời gian cho nhau. Với môi trường trò chuyện thư giãn này, một số cặp vợ chồng thậm chí còn cởi mở và nói về những vấn đề chưa được giải quyết giữa họ.

6. Giúp thai nhi dễ dàng thích nghi với thế giới bên ngoài

Bên cạnh việc học hỏi qua âm thanh và lời nói, thì những món ăn thường ngày mẹ ăn cũng giúp con tập làm quen với thế giới bên ngoài. Khi thai được 7 tháng tuổi, vị giác của thai nhi đã phát triển đầy đủ. Hương vị của thức ăn mà người mẹ ăn, mẹ cảm nhận về mùi vị cũng sẽ được thai nhi cảm nhận.

Nhờ đó, trẻ sơ sinh sẽ nhớ và thích hơn những mùi vị quen thuộc này khi chúng ra ngoài thế giới. Phần lớn những gì người mẹ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày từ không khí, thức ăn, đồ uống, hóa chất, thậm chí cả những cảm xúc mà mẹ cảm nhận đều được chia sẻ theo một cách nào đó với thai nhi.

Từ đó, thai nhi sẽ kết hợp những điều này vào cơ thể và coi là thông tin quan trọng cho sự tồn tại trong tương lai. Có vẻ như thai nhi đang nhận tín hiệu từ môi trường trong tử cung và điều chỉnh sinh lý của chúng cho phù hợp. Thai nhi sẽ điều chỉnh quá trình trao đổi chất và các quá trình sinh lý khác để chuẩn bị cho sự chào đời trong tương lai.

Thai giáo từ tháng thứ mấy?

Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho biết nên thai giáo cho thai bắt đầu từ tuần thứ mấy của thai kỳ. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên bắt đầu thai giáo cho thai khi con bắt đầu phát triển các giác quan từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Còn từ tháng 1-4 của thai kỳ, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này cũng chính là một cách thai giáo gián tiếp mà bạn nên áp dụng đấy nhé.

Quá trình thai giáo từ tháng thứ 5 của thai kỳ

1. Thai giáo tháng thứ 5

1.1. Thai giáo khi thai nhi được 19 tuần

Khi 19 tuần tuổi, thai nhi có thể nặng khoảng 260g và dài khoảng 15cm bằng chiều dài của một quả chuối nhỏ. Bên trong cơ thể, một lớp mỡ đang phát triển bên dưới da và phần đầu của thai nhi có thể được bao phủ bởi lớp lông.

Ở tuần thứ 19, thai nhi có chu kỳ thức và ngủ rõ ràng giống như một đứa trẻ sơ sinh. Con yêu sẽ ngủ khoảng 18 tiếng mỗi ngày và di chuyển khoảng 6 tiếng mỗi ngày.

Khi đó, con có thể phản ứng với âm thanh phát ra từ bên ngoài bụng của người mẹ. Vì vậy, bạn có thể đọc hoặc bật nhạc cho thai nhi nghe.

1.2. Thai nhi 20 tuần tuổi thai giáo thế nào?

Thai nhi bây giờ rất năng động khi cơ bắp của con trở nên trưởng thành hơn. Lúc này, bạn có thể cảm thấy con di chuyển xung quanh bụng. Giai đoạn 20 tuần tuổi, thai nhi có thể nặng khoảng 320g và dài khoảng 16cm bằng kích thước của quả dưa.

Thai nhi cũng đã hình thành dấu vân tay; răng vĩnh viễn ở nướu bên dưới răng sữa và nếu là bé gái thì đã có trứng trong buồng trứng. Sụn khắp cơ thể của con đang chuyển thành xương và tủy xương đang bắt đầu tạo ra các tế bào máu.

Tai của thai nhi 20 tuần tuổi chưa phát triển hoàn thiện nhưng con có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài bụng mẹ. Vì thế, bạn có thể áp dụng thai giáo cho con qua việc kể chuyện, đọc sách, trò chuyện và nghe nhạc cùng con.

1.3. Thai giáo cho thai nhi 21 tuần tuổi

Thai nhi lúc này nặng khoảng 390g và dài 18cm từ đầu đến mông, bằng kích thước của một quả chuối lớn. Xung quanh thai nhi được bao bọc bởi nước ối và có nhiều khoảng trống để con di chuyển bên trong tử cung.

Khi 21 tuần tuổi, thai nhi có thể đá vào bụng mẹ đủ mạnh để người chồng có thể cảm thấy. Ngoài ra, bộ não của thai nhi cũng đang phát triển nhanh chóng. Khi đó, bạn hãy động viên và khuyến khích ông xã thường xuyên trò chuyện và tương tác với con nhiều hơn để tăng sự gắn kết giữa ba và con.

1.4. Thai giáo cho thai nhi được 22 tuần tuổi

Thai nhi 22 tuần tuổi có thể nặng khoảng 460g và dài khoảng 19cm. Điều này có nghĩa là con đã lớn đủ nằm gọn trong bàn tay khum khum của người lớn.

Một số bộ phận trên cơ thể của thai nhi hiện đã được hình thành đầy đủ như tai trong và võng mạc trong mắt. Nhưng lúc này mống mắt của thai nhi vẫn chưa cảm nhận được bất kỳ màu sắc nào.

Phương pháp thai giáo lúc này bạn có thể áp dụng gồm:

  • Trò chuyện mỗi ngày
  • Đọc những câu chuyện cổ tích
  • Nghe những bài hát êm dịu như hát ru, nhạc nhẹ… Bạn cũng có thể hát cho con nghe cũng là cách gắn kết với con.

2. Thai giáo ở tháng thứ 6

2.1. Thai nhi được 23 tuần thì thai giáo điều gì?

Thai giáo cho bé bằng ánh sáng tự nhiên
Thai giáo cho bé bằng ánh sáng tự nhiên

Thai nhi lúc này nặng khoảng 540g và dài khoảng 20cm từ đầu đến mông bằng kích thước của một quả đu đủ. Não và hệ thần kinh của thai nhi đang phát triển nhanh chóng.

Bây giờ thai nhi có thể nhận ra ánh sáng, âm thanh và cảm nhận được những cơn đau. Ánh nhìn của thai nhi cũng đang được cải thiện và con cũng có thể sẽ biết nhịp tim của người mẹ.

Giai đoạn này bạn nên áp dụng phương pháp soi đèn để thai giáo cho con. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện phương pháp này thường xuyên sẽ khiến cho mắt của con bị ảnh hưởng xấu.

2.2. Thai giáo cho thai nhi được 24 tuần tuổi

Thai nhi bây giờ dài khoảng 24cm, bằng kích thước của một lõi ngô rất lớn. Cân nặng của thai nhi 24 tuần tuổi từ khoảng 0,6kg đến khoảng 0,7kg. Bộ não của bé đang phát triển nhanh chóng và các giác quan của bé đang tiếp tục phát triển.

Vị giác trên lưỡi của thai nhi đang phát triển và trở nên nhạy cảm hơn. Mắt của thai nhi bắt đầu phản ứng với ánh sáng và tai có thể nghe thấy âm thanh từ bên ngoài tử cung.

Giai đoạn này, bạn có thể áp dụng thai giáo qua việc ăn uống lành mạnh, nói chuyện, đọc truyện và soi đèn để kích thích sự phát triển của vị giác, thính giác và thị giác của con.

2.3. Tuần 25 thai kỳ thai giáo điều gì?

Thai nhi trong tuần 25 đang tăng cân nhanh chóng. Giai đoạn này, thai nhi có thể nặng khoảng 0,7kg và tim đang đập với tốc độ khoảng 140 nhịp/phút, nhanh hơn nhiều so với nhịp đập sau khi em bé được sinh ra.

Tuần này mí mắt của thai nhi sẽ mở lần đầu tiên. Sóng não của thai nhi đang điều chỉnh để thích ứng với những gì con nhìn thấy và nghe thấy. Đồng thời các giác quan đều đang được cải thiện. Vì thế, lúc này mẹ nên kết hợp phương pháp thai giáo soi đèn, trò chuyện và kể chuyện xen kẽ nhau để giúp con được phát triển tốt hơn nhé.

2.4. Thai giáo khi thai nhi bước vào tuần 26

Thai nhi được 26 tuần tuổi sẽ dài hơn 30cm và nặng khoảng 820g. Kể từ bây giờ, thai nhi sẽ bắt đầu tích tụ nhiều mỡ và cơ bắp. Điều này sẽ khiến chúng trông giống một đứa trẻ sơ sinh hơn.

Trong giai đoạn này, thai nhi có thể phản ứng tốt hơn với thế giới xung quanh. Con có thể bú, nhìn, nghe và nếm, đồng thời có thể di chuyển để phản ứng lại khi người mẹ đưa tay vuốt bụng. Vì thế, bạn cũng có thể động viên người chồng thường xuyên tương tác với con nhiều hơn để tăng thêm tình cảm giữa ba và con.

3. Thai giáo tháng thứ 7

3.1. Thai giáo những gì với thai nhi 27 tuần?

Thai nhi 27 tuần tuổi đang phát triển và trưởng thành nhanh chóng. Cơ bắp của con đã phát triển và thân hình cân đối hơn. Trong vài tháng tới, thai nhi sẽ tăng cân nhiều hơn.

Da của thai nhi không còn trong suốt nữa mà có màu đỏ, rất nhăn nheo và được bao phủ bởi chất vernix (một lớp sáp bảo vệ da). Con cũng có thể mở mắt ra và đang đá khá mạnh.

Giai đoạn này, ba mẹ và những người xung quanh đã có thể cảm nhận được những cú đạp bằng cách đặt tay lên bụng người mẹ. Vì thế, bạn và người thân hãy tương tác với con nhiều hơn bằng cách vừa trò chuyện vừa đặt tay lên bụng để thêm sự gắn kết.

3.2. Tuần 28 thai giáo cùng với bố nhiều hơn

Thai nhi 28 tuần hiện dài khoảng 37cm tính từ đỉnh đầu đến ngón chân và nặng khoảng 1kg. Cơ thể của thai nhi bây giờ đã cân đối với đầu và khuôn mặt đã đầy đặn trông giống một đứa trẻ bình thường hơn.

Thai nhi khi đó đang tăng cân nhanh chóng và có ít chỗ để di chuyển hơn. Con yêu có thể ở tư thế đầu hướng lên và mông hướng xuống.

3.3. Thai 29 tuần tuổi nên thai giáo những gì?

Thai nhi vẫn đang phát triển nhanh chóng. Khi thai nhi được 29 tuần có thể nặng khoảng 1,15kg, bằng khoảng 1/3 kích thước của em bé sơ sinh được sinh đủ tháng (hơn 37 tuần).

Tất cả các cơ quan của thai nhi đã được phát triển đầy đủ và hầu hết đều đang hoạt động. Phổi của thai nhi cũng đã trưởng thành và đang tập thở theo nhịp điệu đều đặn hơn.

Cơ thể thai nhi lúc này đang tạo ra các tế bào hồng cầu trong tủy xương. Mắt của con yêu đã mở và lông mi đã mọc. Giai đoạn này, thai cũng đang học cách tập trung mắt. Vì thế phương pháp thai giáo soi đèn sẽ giúp con phát triển mắt tốt hơn.

3.4. Thai giáo cho thai nhi bước vào tuần 30

Thai nhi 30 tuần hiện đang tích tụ mỡ dự trữ nên trông đầy đặn hơn. Lúc này, con nặng khoảng 1,3 kg. Lớp lông tơ bao phủ cơ thể cũng đang biến mất và tóc trên đầu cũng mọc nhiều hơn. Móng chân của con cũng đã phát triển.

Các phản xạ của con cũng đang phát triển. Thói quen của con khi 30 tuần tuổi là đang mút ngón tay cái hoặc các ngón tay. Giai đoạn này, ba mẹ vẫn cứ áp dụng xen kẽ các phương pháp thai giáo để giúp con dần quen với thế giới bên ngoài chuẩn bị cho sự chào đời.

5. Thai giáo cho thai nhi tháng 8

5.1. Thai nhi 31 tuần thai giáo những gì?

cho bé nghe nhạc để thai giáo

Thai nhi 31 tuần tuổi lúc này nặng khoảng 1,5kg. Não thai nhi đang phát triển, gửi rất nhiều thông điệp đến cơ thể của con. Đôi mắt lúc này đã mở và có thể tập trung để nhìn. Con yêu cũng có thể nghe thấy âm thanh bên ngoài bụng mẹ rõ hơn. Vì thế chỉ một tiếng động lớn đã có thể khiến con giật mình.

Giai đoạn này ba mẹ hãy thường nói chuyện với con yêu hơn. Tập trung cảm nhận những phản hồi của con qua những cú đạp. Đặc biệt, khi đọc sách, nói chuyện hoặc nghe nhạc ba mẹ nhớ đừng bật âm lượng quá lớn sẽ khiến con cảm thấy lo lắng đấy nhé.

5.2. Thai giáo khi thai nhi được 32 tuần tuổi

Lúc này, thai nhi không còn nhiều không gian trong bụng mẹ nhưng con vẫn rất năng động di chuyển. Hầu hết trong tuần thai này, các thai nhi đều ở tư thế đầu chúc xuống nhưng cũng có một số bé vẫn ở tư thế ngôi mông (từ dưới xuống) cho đến tháng cuối cùng. Có lẽ thời gian này các con dành hầu hết thời để ngủ.

Khi thai giáo trong giai đoạn này, ba mẹ nhớ chú ý đến thời gian thức để con luôn cảm thấy thoải mái khi học tập nhé. Các phương pháp ba mẹ có thể áp dụng gồm:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Thực hiện những bài tập nhẹ nhàng
  • Ba mẹ có thể nhẹ nhàng ấn vào thai nhi hoặc xoa bụng khi thai nhi đá để xem sự phản ứng của con.
  • Thường xuyên cùng áp dụng xen kẽ các phương pháp thai giáo như đọc sách, nói chuyên, nghe nhạc, soi đèn…

6. Cách thai giáo cho thai nhi từ tuần 33 đến 40 (thai nhi từ 8,5 – 9 tháng tuổi)

Thai nhi 33 tuần đã tăng cân nhiều để chuẩn bị chào đời. Bộ não và hệ thần kinh của thai nhi lúc này đã phát triển đầy đủ. Con có thể bú và nuốt dù những phản xạ này sẽ không được phối hợp nhịp nhàng trong khoảng một tuần nữa.

Khi thai giáo cho thai từ tuần 33 trở đi, ba mẹ cần lưu:

  • Ăn uống đầy đủ chất
  • Thực hiện những bài tập nhẹ nhàng
  • Áp dụng xen kẽ các phương pháp thai giáo như trò chuyện, đọc sách, nghe nhạc hoặc soi đèn…

Phương pháp thai giáo giúp thai nhi gắn kết với người thân hơn

1. Đối với người mẹ

  • Nói chuyện và hát cho bé nghe.
  • Nhẹ nhàng chạm và xoa bụng khi trò chuyện hoặc tương tác.
  • Cùng thai nhi nghe những bản nhạc êm dịu, nhẹ nhàng như hát ru, nhạc thư giãn.
  • Trong tam cá nguyệt thứ 3, bạn có thể nhẹ nhàng ấn vào thai nhi hoặc xoa bụng khi con vừa đá để xem những phản ứng.
  • Đi siêu âm để nhìn thấy thai nhi di chuyển trong bụng mẹ có thể là một trải nghiệm sâu sắc đối với ba mẹ. Từ đó, ba mẹ và con sẽ gắn kết với con nhiều hơn.
  • Hãy cho bản thân thời gian để suy ngẫm, đi dạo hoặc tắm nước ấm và nghĩ về em bé. Người mẹ cũng có thể viết nhật ký hoặc kể chuyện cho bé nghe về những gì đã trải qua.
  • Thư giãn, chăm sóc bản thân và cố gắng không căng thẳng để sức khỏe của em bé tốt hơn. Nếu cần người tâm sự hãy thoải mái chia sẻ với chồng hoặc người thân trong gia đình để cảm thấy thoải mái hơn.

thai giáo cho bé qua các câu chuyện cổ tích

2. Đối với người cha

  • Thường xuyên xoa bụng của vợ.
  • Cùng vợ đi đến bệnh viện để khám thai.
  • Hãy cảm nhận những cú đạp của con thường xuyên hơn.
  • Đọc và trò chuyện với thai nhi để con quen với giọng nói của người ba.
  • Nếu dự định trở thành người hỗ trợ khi vợ sinh hãy tham gia các lớp học tiền sản. Khi bạn hiểu và thảo luận về kế hoạch sinh nở với vợ trong lúc gặp gỡ nhóm hộ sinh. Bạn càng dễ gắn bó với em bé hơn.
  • Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của bạn với những cặp cha mẹ khác. Đồng thời, bạn hãy lắng nghe chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc về trải nghiệm mang thai và sinh nở của họ để có thêm nhiều kinh nghiệm.

3. Đối anh/chị của em bé

  • Hãy cho phép con lớn chạm vào bụng mẹ để cảm nhận em bé đạp.
  • Hãy nói chuyện với con lớn về sự hiện diện của đứa em đang trong bụng mẹ.
  • Cùng con lớn đọc những câu chuyện về mang thai và em bé để con chuẩn bị tâm lý.
  • Ba mẹ hãy cùng với con lớn chuẩn bị mua sắm đồ và chuẩn bị phòng cho em bé.

Như vậy, mỗi giai đoạn phát triển giác quan của trẻ bạn nên áp dụng các phương pháp thai giáo cho bé khác nhau. Khi áp dụng thai giáo đúng cách con bạn sẽ phát triển toàn diện hơn và tạo được sự gắn kết với ba mẹ cũng như người thân trong gia đình trong từ trong bụng mẹ. Hy vọng những hướng dẫn thai giáo theo từng tháng tuổi của thai kỳ này sẽ giúp ích cho bạn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. How to Teach Your Baby During Pregnancy

https://parenting.firstcry.com/articles/how-to-teach-baby-during-pregnancy/

Truy cập ngày 28/02/2023

2. Bonding with your baby during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/bonding-with-your-baby-during-pregnancy

Truy cập ngày 28/02/2023

3. Pregnancy week-by-week

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/pregnancy-week-by-week

Truy cập ngày 28/02/2023

4. While in womb, babies begin learning language from their mothers

https://www.washington.edu/news/2013/01/02/while-in-womb-babies-begin-learning-language-from-their-mothers/

Truy cập ngày 28/02/2023

5. Talking To Baby In The Womb During Pregnancy

 

https://parenting.firstcry.com/articles/talking-to-baby-in-the-womb-during-pregnancy/

Truy cập ngày 28/02/2023

x