Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/08/2020

Kem chống nắng vật lý có dùng được cho bà bầu, trẻ con không?

Kem chống nắng vật lý có dùng được cho bà bầu, trẻ con không?
Kem chống nắng vật lý khác kem chống nắng hóa học ở điểm nào? Kem chống nắng vật lý có an toàn để dùng cho trẻ em và bà bầu không? Mời các mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Marry Baby nhé. Thời tiết sang hè, kem chống nắng bắt đầu […]

Kem chống nắng vật lý khác kem chống nắng hóa học ở điểm nào? Kem chống nắng vật lý có an toàn để dùng cho trẻ em và bà bầu không? Mời các mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Marry Baby nhé.

kem chống nắng vật lý

Thời tiết sang hè, kem chống nắng bắt đầu được tìm kiếm trở lại. Cuộc tranh luận về lợi ích của kem chống nắng vật lý và hóa học trở thành chủ đề sôi nổi trên các diễn đàn. Các bà mẹ trẻ, người thì cho rằng kem chống nắng vật lý tốt hơn, người lại không nghĩ như vậy, số khác thậm chí còn chưa biết kem chống nắng vật lý là gì nên chẳng biết bình luận ra sao.

Thật ra, sự hoạt động trái chiều của hai loại kem chống nắng này khiến chị em vô cùng tò mò và không khỏi hồ nghi về tính hiệu quả. Tại sao kem chống nắng vật lý hoạt động bằng cách làm chệch hướng tia UV trong khi kem chống nắng hóa học lại hấp thụ tia này? Làm sao để phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học?

Để giúp chị em có thể nhìn tổng thể về bức tranh các loại kem chống nắng, Marry Baby sẽ phân tích kỹ hơn về những ưu và nhược điểm của cả hai loại kem chống nắng này. Từ đó, bạn có thể tìm được loại sản phẩm thật sự phù hợp với từng loại da trong mùa nắng nóng cao điểm.

Kem chống nắng vật lý

1. Kem chống nắng vật lý là gì?

Kem chống nắng vật lý hoạt động trên bề mặt da để ngăn chặn và tán xạ tia UV. Sở dĩ, loại kem chống nắng này có thể làm được điều đó là nhờ vào các bộ lọc khoáng sản, trong số đó phổ biến nhất là titan dioxide và kẽm oxit.

Mặc dù các bộ lọc UV vật lý có thể được tìm thấy một mình trong kem chống nắng, nhưng chúng cũng có thể được sử dụng cùng với các bộ lọc hóa học theo cách hiệp đồng để tạo ra các loại kem chống nắng có độ SPF cao, không gây kích ứng trong các công thức nhẹ, thoáng khí.

kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý sử dụng bộ lọc khoáng để đánh chệch hướng tia UV

2. Ưu điểm của kem chống nắng vật lý

  • Kem chống nắng vật lý thường được dùng kiêm lớp kem nền vì cho làn da trắng hơn so với kem chống nắng hóa học.
  • Loại kem này dễ dàng nhìn thấy khi bạn thoa lên da.
  • Kem chống nắng vật lý có mức độ che phủ và bảo vệ duy trì khu vực da nhạy cảm tốt hơn.
  • Các bộ lọc UV vật lý ít gây kích ứng cho da nhạy cảm hơn các bộ lọc hóa học nhất định.
  • 3. Nhược điểm của kem chống nắng vật lý

    • Kem chống nắng vật lý thường nặng và dày hơn so với kem chống nắng hóa học có cùng SPF. Do đó, loại kem này có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho da nhờn hoặc da dễ bị mụn trứng cá.
    • Kem chống nắng vật lý hoạt động bằng bộ kích hoạt khoáng thường có hiệu quả bảo vệ da khỏi bức xạ UVA ít hơn so với các bộ lọc hóa học.

    Kem chống nắng hóa học

    1. Kem chống nắng hóa học là gì?

    Kem chống nắng hóa học phổ biến hơn kem chống nắng vật lý. Loại kem chống nắng này có chứa các bộ lọc ánh nắng mặt trời hoạt động xuyên qua da và hấp thụ tia UV để ngăn tia này gây ra thiệt hại.

    kem chống nắng vật lý
    Kem chống nắng hóa học sử dụng bộ lọc hóa học để hấp thụ tia UV

    2. Ưu điểm

    • Kem chống nắng hóa học có khả năng bảo vệ hiệu quả cao mà không nhất thiết phải ở nồng độ cao. Điều này có nghĩa là loại kem này cho cảm giác nhẹ, không dính, không gây hiệu ứng độ bóng mờ khi bạn thoa lên da.
    • Hiệu quả chống nắng của loại kem này cao hơn kem chống nắng vật lý nhờ sử dụng các công thức hợp chất với nhiều bộ lọc để bảo vệ phổ rộng khỏi cả tia UVA và UVB. Hai tia này là yếu tố gây suy giảm tế bào da, làm DNA bị hỏng, không thể phục hồi, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa da cũng như làm tăng nguy cơ ung thư da.

    3. Nhược điểm

    • Một số bộ lọc UV hóa học có thể gây ra phản ứng dị ứng và kích ứng ở da nhạy cảm.
    • Có thể gây thiệt hại gốc tự do khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, hầu hết các công thức hiện đại đều chứa chất chống oxy hóa để bảo vệ an toàn cho làn da.

    Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học cho bà bầu và trẻ em?

    Theo các phân tích ở mục I và II, làn da nhạy cảm như da trẻ em, da bà bầu nên được sử dụng kem chống nắng vật lý để tránh khả năng bị dị ứng hóa học.

    Ngoài ra, mặc dù độ dày của loại kem này có thể mang đến cảm giác bít da hơn so với kem chống nắng hóa học, song so về độ an toàn cho da dạy cảm thì kem chống nắng vật lý vẫn tốt hơn.

    Các loại kem chống nắng vật lý trên thị trường hiện nay rất đa dạng:

    • Kem chống nắng vật lý cho da mụn
    • Kem chống nắng vật lý cho da dầu
    • Kem chống nắng vật lý cho da nhạy cảm
    • Kem chống nắng vật lý cho trẻ em

    Đối với làn da bình thường, khỏe mạnh thì bạn nên dùng kem chống nắng hóa học để được bảo vệ tốt hơn.

    Kem chống nắng hóa học trên thị trường hiện nay cũng rất đa dạng các dòng sản phẩm như:

    • Kem chống nắng hóa học đi biển
    • Kem chống nắng hóa học cho da dầu
    • Các loại kem chống nắng vật lý lai hóa học

      kem chống nắng vật lý dùng cho trẻ em
      Kem chống nắng vật lý dùng cho trẻ em

    Lưu ý khi dùng kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý

    • Đối với kem chống nắng vật lý, bạn có thể ra ngoài nắng ngay sau khi thoa kem lên da.
    • Đối với kem chống nắng hóa học, bạn cần thoa kem lên da rồi chờ thêm 10-15 phút, sau đó mới đi ra ngoài trời.
    • Hiệu quả bảo vệ da tốt nhất khi bạn kết hợp kem chống nắng với các phụ kiện che chắn, chống nắng như kính, mũ nón, áo chống nắng.
    • Luôn tẩy trang cuối ngày khi đã thoa kem chống nắng.
    • Luôn thoa kem chống nắng ngay cả khi chỉ làm việc trong văn phòng.
    • Nên thoa kem chống nắng ít nhất vài giờ một lần.
    • Không nên sử dụng kem chống nắng cho trẻ sơ sinh. Nếu muốn dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
    • Nếu trang điểm, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm trước, sau đó đến kem chống nắng rồi mới đến kem nền và phấn phủ.

    5 lỗi thường gặp khi bà bầu dùng kem chống nắng

    Làn da khi mang thai sẽ trở nên nhạy cảm và rất dễ bị tác động bởi ánh nắng mặt trời. Đó là lý do vì sao mẹ bầu cần phải tuyển “vệ sĩ” chống nắng bảo vệ da. Tuy nhiên, do chủ quan, rất nhiều mẹ bầu mắc phải sai lầm trong cách dùng kem chống nắng, khiến lớp màn bảo vệ mất đi tác dụng. Điển hình nhất là 5 sai lầm dưới đây:

    1. Không quan tâm đến chỉ số SPF

    Càng có chỉ số SPF cao, thời gian bảo vệ của kem chống nắng càng dài. Vì biết điều này nên khi chọn mua kem chống nắng, mẹ bầu nào cũng ưu tiên chọn loại kem có chỉ số SPF cao. Tuy nhiên, chỉ số SPF càng lớn, thời gian lưu trên da càng lâu thì lỗ chân lông càng bị “bí bách”, khiến da càng nhanh bị lão hóa.

    Tùy thuộc vào độ nhạy cảm và thời gian tiếp xúc với ánh nắng, bầu nên chọn loại kem có chỉ số SPF phù hợp. Nếu không phải ra ngoài nắng nhiều, bầu chỉ nên chọn kem có chỉ số SPF từ 30 – 60. Đây là mức an toàn, vừa giúp da chống nắng, vừa không làm bí lỗ chân lông.

    2. Không dùng đủ lượng cần thiết

    Dù sử dụng kem chống nắng thường xuyên, nhưng nếu dùng không đủ liều lượng, làn da của mẹ vẫn bị ánh nắng mặt trời ảnh hưởng. Lượng kem chống nắng cần thiết để sử dụng cho toàn thân, bao gồm mặt và cơ thể trong 1 lần khoảng 14ml. Tuy nhiên, phần lớn mẹ bầu đều không dùng đủ lượng cần thiết này. Ngoài ra, sau từ 2-3 tiếng, mẹ bầu nên bôi lại kem chống nắng một lần nữa để bảo vệ da tốt hơn.kem chống nắng vật lý

    3. Bỏ quên những vùng da nhạy cảm

    Nhiều mẹ bầu khi sử dụng kem chống nắng thường quên mất vùng da có nếp gấp như tai, mí mắt, mu bàn tay, chân… Tuy nhiên, đây lại là những vùng da nhạy cảm và dễ bị tác động hơn hẳn.

    4. “Thiên vị” sản phẩm dưỡng da có thành phần chống nắng

    Thay vì sử dụng kem chống nắng, nhiều mẹ bầu thích sử dụng các loại kem nền, kem dưỡng da đã bao gồm thành phần chống nắng. Khá tiện lợi, vì chỉ dùng 1 lần nhưng được 2 lợi ích. Tuy nhiên, trong thực tế, các loại kem trang điểm, dưỡng da này lại không có nhiều “sức mạnh” như vậy. Tốt nhất, mẹ bầu vẫn nên sử dụng kết hợp với kem chống nắng để đạt được hiệu quả tối ưu.

    5. Chọn sai kem chống nắng

    Sự thay đổi hoóc-môn trong cơ thể khiến mẹ bầu dễ bị nổi mụn hơn. Tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu mẹ bầu dùng kem chống nắng có chất dầu thoa lên da, nhất là da mặt. Những loại kem chống nắng không chứa dầu và chất làm to lỗ chân lông (comedogenic) sẽ là lựa chọn thích hợp hơn cho các mẹ bầu.

    Kem chống nắng vật lý sử dụng bộ lọc khoáng sản để đánh chệch hướng tia UV. Loại kem này tuy có độ dày cao nên dễ gây cảm giác bóng nhờn trên da nhưng thực chất lại an toàn cho da nhạy cảm hơn là kem chống nắng hóa học. Vì thế bà bầu, trẻ con hoặc những người có làn da nhạy cảm nên dùng kém chống nắng vật lý, còn những người bình thường thì nên sử dụng kem chống nắng hóa học vì hiệu quả chống nắng tốt hơn.

    Hanako

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x