Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Giai đoạn thai kỳ sẽ khiến cơ thể bạn thay đổi. Trong đó có sự thay đổi nội tiết tố gây khô hạn khi mang thai. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng đón nhận tình trạng này bởi có thể khiến cho âm đạo bị đau rát và khó chịu khi quan hệ tình dục.
Hãy cùng tìm hiểu về những dấu hiệu đáng quan tâm, nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng khô hạn khi mang thai nhé!
Âm đạo có một lớp chất nhầy mỏng do màng âm đạo tiết ra. Lớp chất nhầy này được duy trì bởi hormone estrogen, chịu trách nhiệm bôi trơn âm đạo. Khi bạn mang thai, tình trạng mất cân bằng nồng độ estrogen gây ra giảm chất lỏng, dẫn đến khô âm đạo.
Tình trạng âm đạo khô trong thời kỳ đầu mang thai là khá phổ biến vì nồng độ estrogen giảm mạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sự rối loạn nội tiết này làm giảm sản xuất chất nhầy trong âm đạo và cổ tử cung, dẫn đến âm đạo khô ngứa.
Âm đạo thông thường vẫn ẩm và co giãn nhờ các màng nhầy có trong ống âm đạo. Những màng này bao phủ âm đạo với một lớp chất lỏng trong suốt.
Khi mang thai, hormone thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động của màng nhầy, gây khô âm đạo và có thể dẫn đến ngứa vùng kín khi mang thai. Tình trạng khô âm đạo có thể khiến bạn cảm thấy muốn né tránh chuyện ấy vì “cô bé” bị khô khi quan hệ.
Mặc dù tình trạng khô hạn khi mang thai có vẻ không phải vấn đề nghiêm trọng, nhưng vẫn gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu. Bạn có thể bị khô âm đạo do dị ứng, thuốc điều trị cảm lạnh, thuốc chống trầm cảm, bệnh tự miễn, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thuốc chống estrogen. Do đó, bạn nên quan tâm và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị khô âm đạo.
Bạn nên trình bày rõ với bác sĩ các dấu hiệu nếu cảm thấy khó chịu, nóng rát và khô ngứa âm đạo. Sau khi xác định đúng nguyên nhân gây khô âm đạo, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu bạn bị khô ngứa âm đạo khi mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng của mình. Bác sĩ cần loại trừ các nguyên nhân khác gây khô âm đạo và chỉ định một phương pháp điều trị thích hợp.
Bạn có thể áp dụng các lời khuyên sau đây để giảm khô hạn khi mang thai:
Khô hạn khi mang thai chỉ là một trong nhiều thay đổi ở cổ tử cung mà bạn có thể nhận thấy trong thai kỳ. Dưới đây là một số thay đổi khác ở cổ tử cung cần chú ý như.
Nồng độ Ph mất cân bằng khi mang thai và thay đổi nội tiết tố có thể gây ngứa và mẩn đỏ ở âm đạo. Nếu bạn cũng cảm thấy đau rát ở âm đạo, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân, nhưng đừng ngạc nhiên nếu bạn nhận thấy chúng ở cả vùng âm đạo khi mang thai. Điều này thường là do trọng lượng tăng lên và áp lực lên cổ tử cung. Giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo thường biến mất sau khi sinh.
Trong nhiều trường hợp, chị em có thể thấy dịch âm đạo có màu trắng đục và dính. Tình trạng khô rát thường chỉ xảy ra khi nồng độ estrogen giảm xuống, nhưng trong những thời gian khác, bạn có thể bị tiết dịch âm đạo, vì vậy hãy dự trữ quần lót.
Khô âm đạo khi mang thai rất phổ biến, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ do nồng độ estrogen và progesterone dao động mạnh. Điều quan trọng là phải điều trị khô và giữ cho âm đạo sạch sẽ và khỏe mạnh. Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để khắc phục tình trạng khô âm đạo.
Một trong những vấn đề lớn nhất của tình trạng khô hạn khi mang thai chính là bạn sẽ mất cảm hứng với chuyện chăn gối. Khi tìm cách giảm khô âm đạo, bạn cũng nên trao đổi với chồng để anh có thể thông cảm cho bạn.
Đặc biệt, nếu bạn đang trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ thì tốt nhất nên kiêng cả chuyện ấy. Hãy đón nhận thời kỳ khô hạn của “cô bé” như các dấu hiệu thai kỳ khác, cơ thể bạn sẽ dần trở lại bình thường sau khi thiên thần của bạn chào đời.
Xem thêm:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Vaginal Dryness During Pregnancy – Causes & Treatment
https://parenting.firstcry.com/articles/vaginal-dryness-during-pregnancy-causes-treatment/
Ngày truy cập: 08/2/2022
Vaginal dryness
https://www.mayoclinic.org/symptoms/vaginal-dryness/basics/causes/sym-20151520
Ngày truy cập: 08/2/2022
Vaginal Dryness During Pregnancy
https://uk.clearblue.com/how-to-get-pregnant/vaginal-dryness
Ngày truy cập: 08/2/2022
Vaginal dryness
https://www.nhs.uk/conditions/vaginal-dryness/
Ngày truy cập: 08/2/2022
The Causes and Treatment of Vaginal Itching During Pregnancy
https://www.verywellhealth.com/vaginal-itching-3521009
Ngày truy cập: 08/2/2022