Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/08/2021

Bà bầu bị khó thở tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Bà bầu bị khó thở tim đập nhanh có nguy hiểm không?
Bà bầu bị khó thở tim đập nhanh có nguy hiểm không? Mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng này giúp thai kỳ nhẹ nhàng hơn?

Bà bầu bị khó thở tim đập nhanh do đâu? Mẹ tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân bà bầu bị khó thở tim đập nhanh

Nguyên nhân bà bầu bị khó thở tim đập nhanh

Bà bầu bị khó thở tim đập nhanh có nguy hiểm không? Thông thường, đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Thậm chí có người ở những tháng đầu thai kỳ đã trải qua cảm giác này. Vậy nguyên nhân do đâu?

Đầu tiên, sau khi có thai, dưới ảnh hưởng của các loại hormone từ nhau thai, toàn bộ các hệ thống trong cơ thể đều tương ứng xảy ra một loạt những biến hóa. Đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ, rất nhiều mẹ bầu chỉ cần hoạt động nhẹ cũng cảm thấy khó thở, tim đập nhanh với mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Thứ hai, dung lượng máu của bà bầu sẽ tăng lên, gây áp lực cho tim mạch. Ngoài ra, tử cung lớn dần cũng gây sức ép lên tim nhiều hơn. Do đó, mẹ thường có cảm giác thiếu oxy, hơi thở ngắn sau khi hoạt động thể chất. Đó là một nguyên nhân khiến bà bầu tim đập nhanh khó thở.

Thứ ba, ở giữa thai kỳ, sự phát triển của thai nhi cũng dần nhanh hơn, để đảm bảo quá trình chuyển hóa trong cơ thể vận hành tốt và đảm bảo đủ dinh dưỡng cung cấp cho bé nên tốc độ nhịp tim sẽ tăng, hô hấp gấp hơn bình thường nhằm hấp thu được nhiều oxy. Đây cũng là lý do bà bầu bị khó thở tim đập nhanh nhưng chỉ là phản ứng thai nghén nên không cần quá lo.

Thứ tư, một số bà bầu vào buổi sáng ngủ dậy có hiện tượng hạ đường huyết, tình trạng này cũng gây ra biểu hiện kèm theo như bồn chồn, nhịp tim tăng nhanh, cảm giác hơi thở ngắn…

Thứ năm, nếu mẹ bầu bị huyết áp thấp mãn tính hoặc do đứng hay ngồi một tư thế quá lâu làm cản trở lưu thông máu cũng dễ ảnh hưởng đến chức năng tim mạch và hô hấp. Bạn nên chú ý vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy tuần hoàn máu, đồng thời thường xuyên kiểm tra huyết áp để có biện pháp ổn định.

Thứ sáu, mặc dù khó thở tim đập nhanh thường là phản ứng bình thường khi mang thai nhưng cũng có thể là tín hiệu của bệnh tật, chẳng hạn như bà bầu có bệnh hen suyễn, viêm phổi, thậm chí là thuyên tắc phổi do tình trạng đông máu phát sinh biến đổi trong thai kỳ.

Vì vậy, nếu mẹ bầu ngoài khó thở tim đập nhanh còn kèm các triệu chứng như suyễn, chóng mặt, đau thắt vùng ngực hoặc thở đau, môi và ngón tay, ngón chân có màu tím hoặc sắc mặt trắng nhợt… thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bà bầu bị khó thở tim đập nhanh có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị khó thở tim đập nhanh có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu tim đập nhanh khó thở thông thường là phản ứng trong thai kỳ. Nếu tần suất của mẹ bầu không liên tục và mức độ không có xu hướng chuyển nặng thì hầu như không ảnh hưởng gì lớn đến thai nhi trong bụng. Mẹ nếu không yên tâm cũng có thể đến bệnh viện kiểm tra để bác sĩ tư vấn biện pháp cải thiện.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, kèm theo chóng mặt, đau nhiều vùng trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu và oxy cung cấp cho nhau thai. Việc này có thể gây hại đến sự an toàn và phát triển toàn diện của em bé. Vì vậy, mẹ cần theo dõi các biến đổi của bản thân để kịp thời xử lý hiệu quả.

Mẹ bầu nên làm gì để cải thiện và phòng ngừa tình trạng này?

1. Có chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng

Bà bầu bị khó thở tim đập nhanh

Đầu tiên, để phòng ngừa bà bầu bị khó thở tim đập nhanh, mẹ nên quan tâm đến chế độ ăn uống. Cần có chế độ ăn uống cân bằng, dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như thai nhi. Đồng thời, kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp cũng rất quan trọng vì không phải cứ tăng cân càng nhiều thì càng tốt.

Bạn nên hạn chế các món nhiều dầu mỡ, muối, đường để giảm gánh nặng cho các cơ quan trong cơ thể. Ăn uống thanh nhẹ nhưng kết hợp đa dạng các nguồn thực phẩm nhiều màu sắc khác nhau để không bị thiếu chất. Ngoài ra, uống nhiều nước và hạn chế cà phê, các loại nước ngọt để tránh bị mất nước.

Mẹ bầu đặc biệt chú ý bổ sung thực phẩm giàu sắt như thịt nạc, rau lá xanh đậm và trái cây có màu sắc đậm đều là lựa chọn lý tưởng, vừa giúp bạn hấp thu đủ lượng vitamin C cần thiết vừa hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

2. Đừng quên vận động thể chất

Mẹ nên chọn môn vận động phù hợp với trạng thái sức khỏe của mình, tránh quá sức khiến cho sức khỏe tim mạch và cơ quan hô hấp bị ảnh hưởng, có nguy cơ khiến tình trạng khó thở tim đập nhanh nghiêm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến thai nhi.

Các loại vận động ngoài trời khá lý tưởng vì không những giúp bà bầu thư giãn cơ, xương mà còn tạo cơ hội để bạn tắm nắng, tăng sức đề kháng và tăng cường lượng oxy, cải thiện vấn đề khó thở, bồn chồn trong thai kỳ.

>>> Mách bạn: Mách bầu 5 bài tập thể dục lý tưởng, dễ tập

3. Duy trì sức khỏe tâm lý

Bên cạnh thể chất khỏe mạnh thì mẹ bầu cũng nên quan tâm đến đời sống tinh thần trong thai kỳ. Các biến đổi dễ làm bạn trở sinh ra nhiều cảm xúc tiêu cực, vì vậy cần có biện pháp thư giãn phù hợp.

Bà bầu nên chia sẻ nhiều hơn với người bạn đời cũng như người thân trong gia đình, sẵn sàng nhờ hỗ trợ khi cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm một số việc yêu thích để giải tỏa căng thẳng, nâng cao hệ miễn dịch và giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt. Hy vọng các thông tin về bà bầu bị khó thở tim đập nhanh của MarryBaby ở trên sẽ hữu ích cho bạn.

LÊ PHƯƠNG

Nguồn

1. Shortness of breath

https://www.marchofdimes.org/complications/shortness-of-breath.aspx

Ngày truy cập: 13/8/2021

2. Why Do Some Pregnant Women Have Trouble Breathing?

https://kidshealth.org/en/parents/breathing.html

Ngày truy cập: 13/8/2021

3. Shortness of Breath In Pregnancy

https://www.health.harvard.edu/decision_guide/shortness-of-breath-in-pregnancy

Ngày truy cập: 13/8/2021

4. Fatigue and breathlessness in pregnancy: a rare and sinister cause

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4202050/

Ngày truy cập: 13/8/2021

5. Dyspnea and Palpitation during Pregnancy

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4578053/

Ngày truy cập: 13/8/2021

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x