Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Quá nhẹ cân hay quá nặng cân đều không tốt cho mẹ và bé. Mách mẹ 7 lưu ý để kiểm soát cân nặng khi mang thai. Mẹ nhấn xem ngay nhé!
Thắc mắc về kiểm soát cân nặng trong thai kỳ là điều dễ hiểu vì nếu tăng cân quá nhiều sẽ khiến mẹ dễ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, thậm chí thai chết lưu. Ngược lại, mẹ tăng cân ít sẽ không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện. Do đó, MarryBaby sẽ mách mẹ các cách để kiểm soát cân nặng khi mang thai trong bài viết dưới đây.
Cân nặng của mẹ khi mang thai sẽ tăng 35 pound (16 kg). Phần lớn trọng lượng mẹ tăng không phải do chất béo mà đều liên quan đến em bé, cụ thể:
>>Mẹ có thể quan tâm: Hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu: Cảnh báo nguy cơ sảy thai cho mẹ!
Mẹ cần hiểu tại sao kiểm soát cân nặng khi mang thai lại quan trọng. Có hai trường hợp sẽ xảy ra nếu mẹ không chú ý kiểm soát cân nặng khi mang thai.
Giảm cân khi mang thai không xấu, nhưng nếu mẹ để cân nặng tăng ít hơn số cân nặng được khuyến nghị trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm, sinh non, sinh con quá nhỏ. Bé sinh non sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ, bé nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng, suy hô hấp… Thay vì tập trung vào cách giảm cân nhanh cho bà bầu, mẹ nên tìm hiểu giảm cân cho bà bầu an toàn cho bầu.
Điều này cũng có nghĩa là mẹ sẽ sinh con với kích thước quá lớn, dẫn đến phải sinh mổ lấy thai, bé dễ béo phì sau khi sinh. Ngoài ra, số cân nặng này sẽ còn giữ lại sau khi mẹ sinh em bé, gây béo phì, dễ mắc bệnh về huyết áp, tim mạch. Giảm cân khi mang thai an toàn là gì? Làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn sẽ được chia sẻ ở phần sau, mẹ xem tiếp nhé.
>>Mẹ có thể quan tâm: 10 bí kíp giảm cân sau sinh mà vẫn nhiều sữa
Hầu hết mẹ bầu sẽ tăng khoảng 25 – 35 pound (11,5 – 16 kg) khi mang thai. Trong đó, phần lớn mẹ sẽ tăng từ 2 – 4 pound (1 – 2 kg) trong tam cá nguyệt đầu tiên, và sau đó là 1 pound (0,5 kg) trong phần còn lại của thai kỳ.
Trên thực tế, chưa có số liệu cụ thể nào về cân nặng chuẩn cho phụ nữ khi mang thai vì trọng lượng cơ thể mẹ không chỉ tăng do có em bé mà còn phụ thuộc vào cơ địa và cân nặng trước khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể ước chừng cân nặng lý tưởng khi mang thai dựa vào các chỉ số BMI của cơ thể trước khi mang bầu.
Cơ thể mẹ quá gầy, cân nặng mẹ bầu cần phải tăng từ 12 – 18 kg trong suốt thai kỳ.
Đây là chỉ số lý tưởng nên cân nặng mẹ bầu chỉ cần tăng từ 10 – 12kg trong thời kỳ mang thai.
Mẹ đang bị thừa cân, cân nặng mẹ bầu nên tăng từ 7 – 12 kg để đảm bảo an toàn.
Mẹ đang bị béo phì nên cân nặng mẹ bầu chỉ cần tăng từ 7 – 11 kg hoặc ít hơn (5 – 9 kg)
Cân nặng mẹ bầu lúc này nên tăng từ 16,5 – 24,5 kg
Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng, cùng với tập thể dục là cơ sở để có một thai kỳ khỏe mạnh. Đối với hầu hết mẹ bầu, lượng calo phù hợp trong từng giai đoạn mang thai là:
Điều mẹ đang chờ đón nhất là đây, dưới đây là các cách kiểm soát cân nặng khi mang thai cho mẹ.
>>Mẹ có thể quan tâm: Những loại trái cây tốt cho bà bầu mẹ không nên bỏ qua
Khi nấu ăn tại nhà, mẹ lưu ít hạn chế chất béo bằng cách tránh ăn đồ chiên. Thay vào đó, mẹ có thể dùng phương pháp nướng, luộc vì lành mạnh hơn và ít chất béo hơn.
>>Mẹ có thể quan tâm: Yoga cho bà bầu 3 tháng giữa: Những bài tập an toàn cho mẹ và bé
>>Mẹ có thể quan tâm: Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh không cần thuốc an toàn, hiệu quả
Lời khuyên kiểm soát cân nặng khi mang thai này dành cho bạn nào chuẩn bị mang thai hoặc mẹ dự định sẽ sinh thêm bé nữa. Trước khi mang thai, bạn nên khám bác sĩ để được đo chỉ số khối cơ thể (BMI) và đề xuất cách giảm cân phù hợp.
Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về các cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả. Không có cách giảm cân nhanh cho bà bầu nào không cần nỗ lực mà an toàn cho mẹ và bé, mẹ đừng vội tin những thực phẩm chức năng giảm mỡ trên thị trường vì những nguy cơ gây hại khôn lường. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Managing your weight gain during pregnancy
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000603.htm
Truy cập ngày 9/11/2022
2. Weight gain during pregnancy. Centers for Disease Control and Prevention.
https://www.cdc.gov/reproductivehealth/maternalinfanthealth/pregnancy-weight-gain.htm
Truy cập ngày 9/11/2022
3. Prevalence and trends in prepregnancy normal weight — 48 States, New York City and District of Columbia, 2011 – 2015. Centers for Disease Control and Prevention.
https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/66/wr/mm665152a3.htm
Truy cập ngày 9/11/2022
4. Nutrition during pregnancy. American College of Obstetricians and Gynecology.
https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy
Truy cập ngày 9/11/2022
5. Exclusivity of breastfeeding and body composition: learnings from the Baby-bod study. International Breastfeeding Journal
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34011366/
Truy cập ngày 9/11/2022