Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mẹ bầu vì thế cần chú ý đến việc thêm các món ăn vặt giữa bữa, mà phải ăn vặt cho đúng cách nữa. Để có thêm kinh nghiệm ăn vặt cho bà bầu, bạn thử nghe chia sẻ của vài mẹ nhé!
Chị Hồng Hoa, là nhân viên kế toán (làm việc tại TP HCM), lắc đầu ái ngại nhắc lại chuyện lúc mang thai của mình: “Ngày ấy, lúc chị đang mang thai 4 tháng, đột nhiên thèm ngủ và thèm chua kinh khủng.” Trước khi đến công ty, chi hay ghé chợ mua vài kg me dốt, có khi xoài xanh, cũng có khi khế chua… mang đến công ty nhâm nhi liên tục. Và hậu quả là sau 1 tháng răng chị bắt đầu ê buốt và chị bị chứng đau bao tử hành đến phải nhập viện và bác sĩ cho là thành phần acid trong các món chua ấy khiến dạ dày bị bào mòn.
Cũng may là con của chị vẫn khỏe mạnh, nên việc điều trị này không ảnh hưởng nhiều đến con. Từ ngày ấy, khi chị thèm chua thì chị chỉ dùng sữa chua không đường hoặc các loại kẹo trái cây có vị chua ít đường…. Và bé yêu của chị chào đời khỏe mạnh”.
Chị Bình mới mang thai bé đầu lòng cũng tâm sự rằng: “Cách đây hai tháng, tôi thường xuyên mang xúc xích, khô bò, chà bông… những món đồ khô đặt trên bàn làm việc để dùng những khi đói và thèm ăn. Tôi ăn liên tục như thế, có khi 1 ngày hết 1kg thịt khô ấy. Chiều tan tầm về nhà nhìn mâm cơm đã ngán ngược, không thể ăn được, nhưng cứ nghĩ mình đã ăn rồi nên chắc cũng không sao”. Và ngày khám thai gần đây, bác sĩ siêu âm bảo thai nhi bị đứng cân, có tình trạng suy dinh dưỡng và bảo chị phải ăn uống đủ chất hơn, ăn thêm rau xanh, hoa quả… Lúc đó chị Bình mới sực nhớ ra cả tháng qua chẳng đụng đến các món rau nào, toàn ăn thực phẩm đã chế biến. Thế là phải nhanh chóng điều chỉnh chế độ ăn của mình ổn định 1 ngày 3 bữa chính, những món ăn vặt trong công sở được thay thế bằng các loại hạt: hạt dẻ, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt bí… giàu đạm, chất béo, vitamim nhưng không gây no hơi”.
Còn kinh nghiệm ăn vặt của chị Minh cũng rất đáng kể. Chị có thể ăn rất nhiều bánh kẹo ngọt và chè, thậm chí chị mang vào sở làm rất nhiều loại bánh ngọt và 1 hộp sữa đặc có đường. Tuy nhiên các loại ấy chỉ có đường và chất béo là thành phần chính. Cũng như các món có nhiều chất đạm thịt như chị Bình vừa kể, các loại bánh kẹo ngọt cũng gây no dai dẳng và gây thiếu chất dinh dưỡng, không tốt cho thai kỳ. Cuối cùng, chị Minh phải thay các món nhâm nhi ở văn phòng bằng một số thực phẩm có lợi cho cơ thể và bé yêu của mình như ổi xá lị, táo, chuối, nho khô và phô mai….
Các chị đều có kết luận chung rằng: “Đừng để bụng đói và đừng kiềm chế sự thèm ăn của bản thân, vì khi bạn thèm gì là cơ thể bạn đang thiếu chất đó. Tuy nhiên, hãy lựa chọn thực phẩm ăn vặt một cách đúng đắn, các món ăn có lợi cho bản thân và thai nhi. Hãy mang đến công sở những món ăn vặt theo ý thích của riêng mình, nhưng bạn hãy thay đổi đa dạng thực phẩm theo từng ngày để bạn và bé yêu có được nguồn dinh dưỡng tốt nhất!”
Minh Trang
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.