Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/09/2022

Lợi hay hại khi bà bầu ăn sầu riêng?

Lợi hay hại khi bà bầu ăn sầu riêng?
Bà bầu ăn sầu riêng nếu đúng cách chẳng những không gây hại mà còn giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, ăn sao mới đúng? Cùng tham khảo ngay nhé!

Nếu liệt kê một danh sách những trái cây tốt cho bà bầu, hẳn sẽ rất ít người nhớ để thêm sầu riêng vào. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xét về giá trị dinh dưỡng, sầu riêng chẳng hề kém cạnh so với những loại trái cây đứng đầu danh sách. Bà bầu ăn sầu riêng, nếu đúng cách sẽ hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Nhưng nếu sai, hậu quả cũng khôn lường.

Bà bầu ăn sầu riêng có tốt không
Sầu riêng – Món ăn cực hấp dẫn trong mùa hè liệu có phù hợp với bà bầu?

Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng

Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Loại quả này phổ biến vào mùa hè, có mùi vị rất riêng, khó lẫn vào đâu được. Sầu riêng không phải loại quả yêu thích của tất cả mọi người. Nhưng nếu đã yêu, bạn khó lòng cưỡng lại được mùi hương hấp dẫn của những múi sầu riêng vàm ruộm. Đặc biệt, ăn sầu riêng cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • Thịt sầu riêng mềm, dễ tiêu hóa. Hơn nữa, năng lượng mỗi múi sầu riêng cung cấp cũng khá cao.
  • Sầu riêng không chứa cholestorol và các loại chất béo có hại cho cơ thể.
  • Chất xơ trong sầu riêng giúp bảo vệ màng nhầy của hệ tiêu hóa, loại bỏ những độc tố góp phần gây ung thư. Hàm lượng chất xơ này cũng đặc biệt hữu ích đối với quá trình tiêu hóa.
  • Sầu riêng chứa “họ hàng” vitamin nhóm B bao gồm niacin, thiamin và riboflavin. Thiamin giúp bà bầu ăn ngon miệng hơn,hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, riboflavin giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu – triệu chứng thai kỳ làm ảnh hưởng rất nhiều mẹ bầu.
  • Hàm lượng can-xi và các loại khoáng chất trong sầu riêng như kali, phốt pho… cũng đặc biệt tốt với quá trình phát triển hệ xương và răng của thai nhi. Đồng và sắt giúp tạo ra các tế bào hồng cầu trong cơ thể, rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển thích hợp của thai nhi.
  • Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy việc ăn sầu riêng có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, trầm cảm, đẩy lùi cảm giác lo âu, chán nản.

Bà bầu có nên ăn sầu riêng?

Không quá phổ biến, nhưng ở một số vùng miền, người ta vẫn tin rằng bà bầu ăn sầu riêng sẽ làm ảnh hưởng đến làn da của trẻ sau khi sinh. Em bé sinh ra sẽ có da xù xì, hơn nữa người cũng có mùi khó chịu. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng thực được những quan niệm này. Ngược lại, cũng chưa có chuyên gia nào khẳng định những lợi ích của việc ăn sầu riêng khi mang thai. Tốt nhất, trước khi ăn sầu riêng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tùy theo tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và sự phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ cho lời khuyên phù hợp.

Sầu riêng chứa nhiều carbonhydrate và năng lượng. Trung bình 2 múi sầu riêng cỡ trung có thể cung cấp khoảng 60 calories cho cơ thể. Sầu riêng cũng là thực phẩm có lượng đường cao, có thể gây đột biến về lượng đường trong máu. Chính vì vậy, những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ đều được khuyến cáo nên tránh xa sầu riêng.

Với những mẹ bầu có dấu hiệu thừa cân hoặc tăng cân quá mức trong thai kỳ cũng nên hạn chế ăn sầu riêng. Hơn nữa, việc ăn nhiều sầu riêng cũng có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa vốn đã đặc biệt nhạy cảm của bà bầu, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Thậm chí nhiều trường hợp ăn sầu riêng quá mức còn gây chảy máu cam, nổi mụn…

Những mẹ bầu có vấn đề về thận cũng không nên ăn nhiều sầu riêng, bởi hàm lượng kali trong loại quả này. Với bệnh nhân thận, lượng kali trong máu tăng cao có thể làm loạn nhịp tim, thậm chí có thể gây tử vong đột ngột. Lưu ý: Tuyệt đối không ăn sầu riêng sau khi uống rượu bia.

Ăn sầu riêng có mập không?

Nếu đang bị bác sĩ nhắc nhở về cân nặng vượt chuẩn, mẹ cần cân nhắc khi ăn sầu riêng. Ăn chơi thôi thì được. Vì sao ư? Hãy nhìn lượng calo và chất béo là biết ngay lý do:

  • Mỗi cốc ly riêng cung cấp tới 357 calo. Lượng calo này cao hơn nhiều so với lượng calo chứa trong một cốc trái cây khác loại. Ví như 1 ly táo thái nhỏ chỉ cung cấp 57 calo. Nếu bạn ăn một cốc táo cắt nhỏ mỗi ngày, bạn sẽ tiêu thụ ít đi 2.100 calo trong một tuần, đủ để giảm 0,3 kg.
  • 13g chất béo có trong mỗi ly sầu riêng. Mặc dù một số chất béo trong chế độ ăn là cần thiết cho sức khỏe, nhưng hấp thụ quá nhiều chất béo (giàu calo) có thể gây ảnh hưởng đến chế độ ăn kiêng, khiến bạn khó giảm cân.

Tóm lại, bà bầu ăn sầu riêng có tốt hay không còn tùy vào lượng sầu riêng “nạp” vào cơ thể cũng như cách ăn. Bà bầu nên cẩn trọng khi ăn sầu riêng để tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe bản thân và bé cưng. Hơn nữa, khi ăn sầu riêng, bà bầu cũng nên lưu ý về nguồn gốc, xuất xứ. Rất nhiều sầu riêng hiện nay đều bị phun thuốc để nhanh chín hơn. Bà bầu ăn vào có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x