Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 16/03/2022

Mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không? Còn tùy trường hợp mẹ nhé!

Mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không? Còn tùy trường hợp mẹ nhé!
Mẹ bầu đang gặp các vấn đề về da như mụn, viêm da, dị ứng, rạn da? Mẹ thắc mắc liệu mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tháo gỡ các vướng mắc này nhé.

Hầu hết mẹ bầu đều được khuyên nên cẩn trọng khi dùng thuốc trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là các thành phần trong thuốc có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Vậy còn thuốc bôi ngoài da thì sao? Mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không? Mẹ hãy tham khảo các thông tin dưới đây nhé.

Các vấn đề về da thường gặp ở mẹ bầu

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về da ở mẹ bầu. Các bệnh về da thường gây mất thẩm mỹ, đem đến cảm giác khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt, thậm chí có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu có thể gặp phải một số bệnh ngoài da như sau.

1. Mụn trứng cá

Hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng mụn trứng cá ít nhất 1 lần trong thai kỳ, trường hợp cá biệt, da của mẹ có thể nổi mụn trong suốt cả 9 tháng mang thai. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng của nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu.

Khi mang thai, hormone androgen được kích thích và tiết ra nhiều, dẫn đến tăng tuyến bã nhờn trên da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn. Những nốt mụn này xuất hiện nhiều nhất ở mặt, lưng và ngực, khiến mẹ dễ cảm thấy mất tự tin về cơ thể của mình.

2. Mề đay

Đây là một trong những bệnh ngoài da thường gặp nhất ở mẹ bầu. Mề đay thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Các vết mề đay có màu đỏ, hơi sưng và gây ngứa ngáy, khó chịu. Các vết này mọc ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, tập trung nhiều nhất ở các vùng da bị rạn như bụng, đùi.

3. Viêm da cơ địa

Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường yếu hơn bình thường nên mẹ bầu sẽ dễ gặp các bệnh viêm, nhiễm trùng, nhất là các bệnh ngoài da. Triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm da cơ địa là việc xuất hiện các mụn nước li ti trên da.

Các mụn này có thể mọc riêng lẻ hoặc kết thành từng chùm và gây nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu. Các cơn ngứa sẽ tăng dần về đêm, tập trung ở vùng bụng, rốn, ngực, khuỷu tay.

Mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không
Khi mang bầu mẹ có thể đối mặt với một số bệnh ngoài ra

4. Rạn da

Theo thống kê, có đến gần 90% phụ nữ bị rạn da trong thời kỳ mang thai. Các vết rạn chủ yếu xuất hiện ở bụng, đùi, mông, trong đó nhiều nhất là ở vùng bụng dưới.

Nguyên nhân là do các sợi đàn hồi collagen và elastin không đáp ứng kịp thời việc tăng kích thước ở bụng nên các mô liên kết da bị đứt, gãy, để lại những vết sẹo và rạn trên da.

5. Bệnh Pemphigoid

Bệnh Pemphigoid sẽ gây ngứa dữ dội khắp cơ thể, nổi mẩn nước và các mảng cứng ở rốn, cánh tay, bàn tay, bàn chân. Bệnh này tuy không để lại sẹo cho mẹ nhưng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, khiến em bé sinh ra có thể bị phát ban.

6. Chốc dạng Herpes

Đây là một dạng của bệnh vảy nến và thường xảy ra vào những tháng cuối thai kỳ. Biểu hiện của bệnh là sự xuất hiện của những nốt mụn nhỏ li ti và lan nhanh ra khắp thân mình.

Ngoài ra, mẹ bầu bị chốc dạng Herpes còn có thể bị sốt, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, hạ canxi. Bệnh này có thể dẫn đến biến chứng sinh non, thai chết lưu, nên mẹ bầu không được chủ quan nhé.

7. Sẩn ngứa nang lông

Đây là bệnh ngoài da mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Bệnh thường xuất hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ và có thể tự biến mất sau đó 2 – 3 tuần. Khi mắc bệnh này, mẹ sẽ thấy vùng vai, ngực, bụng, cánh tay mọc lên những nốt đỏ nhỏ và gây ngứa.

Bệnh sẩn ngứa nang lông tuy không nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu nhưng sẽ khiến mẹ thấy vô cùng ngứa ngáy và khó chịu.

Mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không?

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu trở nên nhạy cảm, dễ mệt mỏi, căng thẳng. Nếu chẳng may gặp phải các bệnh ngoài da, mẹ sẽ càng thấy khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt.

Vì vậy, không ít mẹ bầu đã tìm đến các loại thuốc bôi ngoài da để mong mau chóng kết thúc tình trạng này. Nhưng liệu mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không?

Theo ý kiến bác sĩ, việc dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian mang thai cũng cần khuyến cáo của bác sĩ, dược sĩ. Không chỉ là các loại thuốc uống, mà ngay cả thuốc bôi ngoài da cũng có nguy cơ chứa các thành phần không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và em bé.

Mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không
Mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không? Được tùy theo chỉ định của bác sĩ!

Một số loại thuốc dùng ngoài da có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi như khiến thai chậm phát triển, ảnh hưởng đến xương, sụn của bé hoặc nghiêm trọng hơn là gây ra hiện tượng dọa sảy, sinh non.

Vì vậy, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc dùng ngoài da.

Câu trả lời là được chỉ trong trường hợp có sự chỉ định của bác sĩ chuyên ngành. Khi gặp vấn đề về da trong thai kỳ, mẹ hãy đi thăm khám để được điều trị đúng cách và an toàn.

Ngoài ra, mẹ bầu lưu ý là không nên gãi quá mạnh hoặc dùng các vật sắc nhọn để cọ xát lên vùng da bị ngứa ngáy. Hành động này sẽ khiến da dễ tổn thương và tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Mẹ bầu nên làm gì khi gặp các vấn đề về da

Mẹ nên lưu ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân cũng như xây dựng nếp sinh hoạt lành mạnh, chăm sóc da đúng cách để nhanh cải thiện được các triệu chứng khó chịu trên da.

  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, tắm rửa mỗi ngày.
  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu vải mềm mại để tránh việc cọ xát vào da gây tổn thương.
  • Không gãi nhiều và mạnh lên da.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là vitamin và chất xơ.
  • Uống nhiều nước.
  • Có kết hợp làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tối đa căng thẳng, lo âu.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da chứa nhiều hoá chất.
Mẹ nên hạn chế xài mỹ phẩm trong thai kỳ

Như vậy, mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc mang bầu có được bôi thuốc ngoài da không. Tùy từng trường hợp cụ thể, mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định nên hay không và loại thuốc bôi ngoài da nào được phép sử dụng.

Mẹ chỉ cần ghi nhớ nguyên tắc là nên cần có ý kiến của bác sĩ không được bôi hay uống bất cứ loại thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn suôn sẻ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

MEDICINES IN PREGNANCY

https://www.thewomens.org.au/images/uploads/fact-sheets/Medicines-in-pregnancy-171018.pdf

Truy cập ngày 23/12/2021

Safety of Topical Dermatologic Medications in Pregnancy

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27391632/

Truy cập ngày 23/12/2021

Safety of skin care products during pregnancy

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3114665/

Truy cập ngày 23/12/2021

Topical Acne Treatments

https://mothertobaby.org/fact-sheets/topical-acne-treatments-pregnancy/

Truy cập ngày 23/12/2021

Over-the-Counter Medications in Pregnancy

https://www.aafp.org/afp/2014/1015/p548.html

Truy cập ngày 23/12/2021

Medicine Guidelines During Pregnancy

https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/4396-medicine-guidelines-during-pregnancy

Truy cập ngày 23/12/2021

x