Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Âm thanh được tạo ra từ ruột (cả ruột non và ruột già) do quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn nhưng đôi khi cũng khiến mẹ băn khoăn không biết liệu đây có phải dấu hiệu bất thường của thai kỳ? MarryBaby mời mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân lý giải và cách phòng ngừa hiện tượng sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu trong bài viết sau.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu. Phổ biến nhất cho hiện tượng sôi bụng khi mang thai là do mẹ bầu cảm thấy đói, thèm ăn khi ngửi hoặc nhìn thấy món ăn hấp dẫn.
Trong tam cá nguyệt thứ nhất, có một số mẹ bầu đã bắt đầu cảm thấy nhu cầu ăn uống “cho 2 người” gia tăng. Điều này tác động tới não bộ, làm phát ra tín hiệu tăng tiết dịch tiêu hóa và nhu động ruột, dẫn tới sự sôi bụng. Đi kèm là biểu hiện tăng tiết nước bọt, khi đó mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng cồn cào và rất thèm ăn. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể.
Bên cạnh đó, sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu còn xuất phát từ một số lý do dưới đây.
Tâm lý căng thẳng, lo âu dễ khiến hệ tiêu hóa bị stress. Từ đó gây ra những co bóp bất thường, tạo ra tiếng sôi bụng kèm theo là tình trạng đầy hơi và khó tiêu cho mẹ bầu.
Bên cạnh stress thì việc thiếu hụt đạm hay enzyme lactase cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu. Enzyme này giúp mẹ bầu hấp thụ đường sữa, nếu thiếu enzym này, mẹ bầu thường sẽ thấy sôi bụng và tiêu chảy sau ăn từ 30 phút – 2 giờ.
Xảy ra khi mẹ ăn thức ăn mới (do nhu cầu mang thai, hoặc do truyền miệng rằng món đó tốt cho thai nhi), mặt khác, mẹ được bồi bổ quá mức. Kết quả là, mẹ chưa kịp thích ứng với thức ăn hay chế độ ăn đó dẫn đến hiện tượng bụng sôi khi mang thai do tiêu chảy, buồn nôn.
Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ các thức ăn nhiều đạm, dầu mỡ, cay nóng cũng dẫn tới khó tiêu, dễ tích khí trong đường ruột gây sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu.
>>> Mẹ nên tham khảo: Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?
Một số thức ăn hàng ngày có thể gây thiếu hụt lợi khuẩn. Từ đó, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển mạnh khiến cho quá trình tiêu hóa gặp khó khăn, mẹ bầu bị sôi bụng sau khi ăn thực phẩm đó.
>>> Mẹ nên xem thêm: Các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu cũng có thể là do trong khi ăn, mẹ bầu ăn quá nhanh, dẫn đến nuốt phải nhiều không khí. Đôi khi cũng do tư thế ngồi ăn không hợp lý, hoặc là do ăn xong đi nằm ngay ít vận động. Điều này dẫn đến sự tích tụ khí trong dạ dày, hậu quả là việc xuất hiện những tiếng kêu ùng ục được phát ra.
Các bệnh lý về dạ dày, đại tràng hay rối loạn tiêu hóa,… là nguyên nhân gây sôi bụng khi mang thai, mẹ bầu phải đặc biệt chú ý hơn cả. Biểu hiện sôi bụng do bệnh lý thường đi kèm với các triệu chứng như: Đau vùng thượng vị (phía trên dạ dày), hoặc dọc theo khung đại tràng; buồn nôn; đại tiện bất thường; cảm giác ăn không ngon; sụt cân…
>>> Mẹ nên tham khảo: Bà bầu đau dạ dày nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày
Các triệu chứng bình thường của sôi bụng
Triệu chứng bất thường nào cần thăm khám bác sĩ?
Đối với những mẹ bầu bị sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu, việc tìm đến các bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó mẹ sẽ được tư vấn các lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh các nguy cơ biến chứng thai kỳ cao. Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:
>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu bị căng cứng bụng: Nguyên nhân vì đâu?
Đói là một nguyên nhân dẫn tới bụng sôi, vì vậy, khi có dấu hiệu này, mẹ bầu có thể ăn nhẹ các món như cháo, bánh mì… Không nên ăn quá no, nên ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế lượng không khí nuốt vào, ngăn ngừa khí và rối loạn tiêu hóa. Sau khi ăn mẹ có thể vận động nhẹ nhàng để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
Gừng tươi là vị thuốc dân gian vô cùng quen thuộc, có tính ấm, vị cay. Thành phần zingeron, shogaol trong củ gừng như là có công dụng chống nôn, chống co thắt, ngừa viêm loét ruột, hỗ trợ đầy bụng, chướng hơi, kích thích tiêu hóa, làm giảm tình trạng khó tiêu – nguyên nhân hàng đầu gây sôi bụng.
Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý không nên uống khi gần đến ngày sinh vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
>>> Mẹ nên xem thêm: Tác dụng của nước gừng với thai kỳ: Cần cẩn thận hơn khi dùng
Nước gạo rang có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả các vấn đề rối loạn tiêu hóa như: sôi bụng, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, HP dạ dày… Gạo sau khi rang có màu vàng sẫm, một phần tinh bột trong gạo bị phá hủy tạo ra than hoạt tính. Khi vào cơ thể, chúng có khả năng hấp thụ các vi khuẩn lạ, chất độc hại trong niêm mạc ruột và đưa ra ngoài qua hệ thống bài tiết.
Ngoài ra, nước gạo rang còn giúp bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất cho cơ thể, giúp thanh nhiệt, giảm đau nhức hiệu quả. Vậy nên, đây là thực phẩm khắc phục chứng sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu khá tốt, lành tính và dễ làm cho mẹ bầu.
Sau khi sinh, mẹ vẫn có thể tiếp tục dùng nước gạo rang như thức uống giải khát giúp tăng tiết sữa, lợi sữa cho con bú.
Lá mơ có vị đắng, tính mát, chứa nhiều vitamin C, beta-carotene và các acid amin với tác dụng kích thích tiêu hóa giúp cải thiện tình trạng bị sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu, co thắt dạ dày, tá tràng,… ở mẹ bầu 3 tháng đầu.
>>> Mẹ có thể tham khảo: Bà bầu ăn lá mơ được không? 4 công dụng của lá mơ với mẹ bầu
Chườm ấm giúp làm giãn cơ, có tác dụng làm giảm đau tại chỗ một cách nhanh chóng. Nó cũng có tác dụng với tình trạng sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu. Dùng một túi nước nóng hay khăn nóng chườm vùng bụng quanh rốn và bên sườn phải khi có cảm giác sôi bụng, hoặc khi bà bầu bị sôi bụng tiêu chảy mẹ nhé. Vì chườm ấm liên tục sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Nước hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời làm đầy dạ dày từ đó giúp giảm bớt hiện tượng bụng kêu ùng ục. Mẹ cần uống khoảng 2 – 3 lít/ngày, chia làm nhiều lần, rải đều trong ngày. Ngoài nước lọc, mẹ có thể sử dụng thêm các loại hoa quả, sữa, nước canh… Tránh uống nước trà đặc, cafe, đồ uống có gas, bia rượu và các loại nước có chất kích thích khác.
Khoai lang, sữa chua, rau quả, ngũ cốc… giúp làm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu cũng như hiện tượng sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu.
Đồng thời, mẹ nên ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hạn chế thực phẩm nhiều đường, đồ chiên rán nhiều chất béo, thức ăn quá cay nóng, thực phẩm có tính axit. Đây là những thực phẩm khó tiêu, gây áp lực lên dạ dày, kích thích đường tiêu hóa gây sôi bụng. Bên cạnh đó cần hạn chế những loại thức ăn dễ gây dị ứng: cua ốc, tôm, cá biển… Tuyệt đối không hút thuốc lá và bỏ thói quen nhai kẹo cao su.
Một số người bị thiếu hụt enzyme dẫn tới không dung nạp lactose có thể bị sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu, thậm chí tiêu chảy sau khi sử dụng các sản phẩm từ sữa. Nếu gặp trường hợp này mẹ nên hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa. \
Không nên nằm ngủ ngay sau khi ăn, mẹ bầu có thể lựa chọn đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn 30 phút. Điều này giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn được tốt hơn, làm giảm các triệu chứng đầy bụng, sôi bụng, khó tiêu. Lưu ý mẹ không nên vận động mạnh hoặc vận động ngay sau khi ăn vì điều này không tốt cho quá trình tiêu hóa có thể làm cho mẹ bị đau dạ dày.
Sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu nhìn chung là một hiện tượng không mấy xa lạ với mẹ bầu, nhưng mẹ sẽ cần lưu ý đến các dấu hiệu nguy hiểm và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động và lựa chọn thực phẩm để ngăn hiện tượng này tái diễn nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Lactase Enzymes
https://www.sciencedirect.com/topics/neuroscience/lactase
Truy cập ngày 27/02/2022
Gastroesophageal Reflux Disease (GERD)/Heartburn
https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/g/gastroesophageal-reflux-disease-gerdheartburn.html
Truy cập ngày 27/02/2022
FOOD POISONING DURING PREGNANCY
https://www.marchofdimes.org/complications/food-poisoning-during-pregnancy.aspx
Truy cập ngày 27/02/2022
Gastroenteritis
https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/stomach-liver-and-gastrointestinal-tract/gastroenteritis
Truy cập ngày 27/02/2022
People at Risk: Pregnant Women
https://www.foodsafety.gov/people-at-risk/pregnant-women
Truy cập ngày 27/02/2022
Eating right during pregnancy