Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo
Cập nhật 26/06/2024

Mẹ giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nguy hiểm hơn bạn tưởng

Mẹ giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nguy hiểm hơn bạn tưởng
Mẹ giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Mẹ bầu hay lo lắng, giật mình nên tìm hiểu ngay điều này để giữ an toàn cho em bé nhé.

Phụ nữ mang thai có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, tâm trạng nhạy cảm hơn bình thường nên rất dễ giật mình. Có người thường giật mình khi nghe tiếng động bất ngờ, có người lại hay giật mình trong lúc ngủ. Mẹ giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nên làm gì để hạn chế tình trạng giật mình ở bà bầu? MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu để giải tỏa thắc mắc này nhé.

Vì sao bà bầu hay giật mình?

1. Giật mình khi thức

Các trường hợp bà bầu giật mình khi thức thường do các tác động bên ngoài như tiếng động lớn, va chạm bất ngờ hay khi có chuyện gì xảy ra đột ngột. Khi mang thai, cơ thể bà bầu xuất hiện hormone progesterone, khiến tâm trạng trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích. Bên cạnh đó, sự lo lắng về sức khỏe thai nhi và những băn khoăn trong giai đoạn mang bầu hay sinh nở cũng ảnh hưởng đến tâm lý của chị em. Vì vậy, các mẹ bầu thường dễ bị giật mình khi có tác động bất ngờ.

2. Giật mình trong lúc đang ngủ

Mẹ bầu thường xuyên giật mình trong lúc ngủ có thể do những nguyên nhân sau:

♦ Ngủ sai tư thế: Nằm ngủ ở tư thế không thoải mái sẽ khiến mẹ bầu ngủ không ngon giấc, cơ thể không được thả lỏng nên dễ giật mình.

♦ Căng thẳng: Tâm trạng lo lắng, căng thẳng hoặc stress do làm việc quá sức cũng dẫn đến tình trạng giật mình thức giấc nửa đêm và rất khó để mẹ bầu ngủ lại.

♦ Chuột rút: Những tháng cuối thai kỳ, thai nhi lớn dần gây áp lực lên lưng và chân, gây cảm giác nhức mỏi cho mẹ bầu. Chuột rút là hiện tượng rất nhiều bà bầu gặp phải ở giai đoạn này, khiến các giấc ngủ không được trọn vẹn.

♦ Thiếu canxi: Canxi là một trong những chất quan trọng cho thể chất của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Thiếu canxi cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng hay giật mình trong lúc ngủ của phụ nữ mang thai.

♦ Các nguyên nhân khác: ngủ ngáy, nghiến răng, mẹ bầu có bệnh tim mạch. Đây là các nguyên nhân thuộc về bệnh lý, mẹ bầu nên đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời nhé.

Mẹ giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi?

Mẹ giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi

♦ Nếu mẹ hay giật mình vì tiếng ồn, vì tác động đột ngột và tình trạng xảy ra không thường xuyên thì không cần quá lo lắng. Bà bầu nên thả lỏng tâm trạng, hạn chế lo lắng, ăn uống đủ chất, tăng cường nghỉ ngơi thư giãn và tránh xa những nơi ồn ào náo nhiệt. Khi mẹ có cơ thể khỏe mạnh, môi trường sống yên bình, tâm trạng được thoải mái thì sẽ hạn chế tình trạng giật mình và thai nhi phát triển tốt.

♦ Bà bầu ngủ ngon khi mang thai sẽ giúp tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng, từ đó thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Vậy mẹ giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi? Nếu mẹ giật mình trong lúc ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Việc thức giấc nhiều lần khiến cho mẹ bị thiếu ngủ, sức đề kháng giảm sút, mẹ ăn không ngon, tâm trạng dễ stress.

♦ Mẹ giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nếu việc giật mình đến từ các nguyên nhân bệnh lý như ngủ ngáy, nghiến răng, tim mạch sẽ gây những tác động không tốt đến thai nhi như có nguy cơ sinh non, nhẹ cân, dọa sảy.

Cách giúp mẹ bầu hạn chế giật mình khi ngủ

♦ Môi trường ngủ: Phòng ngủ yên tĩnh, sạch sẽ, hạn chế ánh sáng sẽ đem đến cho mẹ bầu cảm giác thư thái, dễ đi vào giấc ngủ và ít bị giật mình hơn.

♦ Ngủ đúng tư thế: Mẹ bầu nên chọn cho mình tư thế ngủ dễ chịu nhất, tốt nhất là nằm nghiêng bên trái và có gối kê để đỡ phần bụng. Ngủ đúng tư thế sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon, hạn chế trở mình, thức giấc giữa đêm.

♦ Đi ngủ đúng giờ: Thiết lập một thời gian biểu khoa học, lịch sinh hoạt lành mạnh và áp dụng đều đặn mỗi ngày là việc làm cần thiết để duy trì sức khỏe ở bà bầu. Đi ngủ đúng giờ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Giờ đi ngủ tốt nhất là trước 10 giờ đêm và thức dậy lúc 6 giờ sáng.

♦ Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ: Hạn chế uống nước lúc này sẽ giúp mẹ bầu không có nhu cầu thức giấc đi vệ sinh giữa đêm, đảm bảo một giấc ngủ trọn vẹn.

♦ Không dùng chất kích thích, không tiếp xúc thiết bị điện tử trước khi ngủ: Việc uống cà phê, nước ngọt, nước có ga hay dùng máy tính, điện thoại quá nhiều trước khi ngủ là nguyên nhân gây nên mất ngủ, trằn trọc.

♦ Chế độ ăn uống lành mạnh: Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt, canxi, các loại vitamin và chất xơ, hạn chế dầu mỡ, muối, đường để cơ thể có nhiều năng lượng, hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.

♦ Vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ: Đi bộ hoặc tập những động tác yoga dành cho bà bầu là một trong những cách hữu hiệu để giúp bạn dễ ngủ hơn.

Mẹ giật mình có ảnh hưởng đến thi nhi không

Mẹ giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tùy vào tình trạng cũng như mức độ mà có sự ảnh hưởng khác nhau. Nếu việc giật mình đến từ tâm trạng không ổn định, chất lượng giấc ngủ không tốt, mẹ bầu không nên lo lắng mà chỉ cần thay đổi thói quen hàng ngày. Xây dựng chế độ ăn đủ dinh dưỡng, giữ tâm trạng thoải mái, áp dụng các cách để có giấc ngủ ngon sẽ giải quyết được tình trạng hay giật mình ở bà bầu. Tuy nhiên, nếu tình trạng giật mình không thuyên giảm và có dấu hiệu liên quan đến bệnh lý, bạn cần đến bác sĩ để thăm khám nhé.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Lower levels of prepulse inhibition of startle response in pregnant women compared to postpartum women

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18037247

Ngày truy cập: 7.6.2024

2. Physiological reactivity of pregnant women to evoked fetal startle

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0022399913002742

Ngày truy cập: 7.6.2024

 3. Physiological reactivity of pregnant women to evoked fetal startle.

https://psycnet.apa.org/record/2013-28312-001

Ngày truy cập: 7.6.2024

4. Do’s and Don’ts in Pregnancy

https://www.healthhub.sg/live-healthy/pregnancy-dos-and-donts-in-pregnancy

Ngày truy cập: 7.6.2024

5. Bonding with your baby during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/bonding-with-your-baby-during-pregnancy

Ngày truy cập: 7.6.2024

 

x