Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mệt mỏi khi mang thai là tình trạng phổ biến, thường xuất hiện nhiều trong 3 tháng đầu và những tháng cuối thai kỳ. Tùy từng thời điểm, sự mệt mỏi của mẹ bầu có thể do những nguyên nhân khác nhau. Mời bạn cùng MarryBaby tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách giải quyết sự mệt mỏi trong từng tam cá nguyệt nhé!
1. Mệt mỏi trong tam cá nguyệt đầu tiên
3 tháng đầu được xem là giai đoạn khó khăn nhất trong thai kỳ. Bạn cũng đừng nên quá lo lắng khi đối diện với các triệu chứng khó chịu trong tam cá nguyệt này.
Ốm nghén
Là tình trạng khá phổ biến có đến 80% phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Nôn và buồn nôn là biểu hiện đặc trưng của nghén, kèm theo cảm giác khá nhạy cảm với mùi thức ăn. Mẹ bầu luôn thấy sợ hãi khi mỗi sáng thức dậy phải chạy ngay vào nhà vệ sinh để nôn và trong bụng dường như không còn gì.
Cách khắc phục:
Táo bón
Sự gia tăng hormone progesterone trong 3 tháng đầu làm cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm chạp hơn và gây nên chứng táo bón. Đây cũng là “thủ phạm” khiến mẹ trở nên mệt mỏi khi mang thai.
Cách khắc phục
Nhức đầu, choáng váng
Thai nhi đang trong quá trình hình thành nên mọi nguồn năng lượng của mẹ đều tập chung cho bé, vì thế đôi khi khiến mẹ bị đau đầu và choáng váng. Hiện tượng này sẽ giảm dần vào những tháng tiếp theo.
Cách khắc phục:
2. Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa
Thời gian này cơ thể mẹ đã dần thích nghi với những thay đổi, đây cũng là giai đoạn thoải mái nhất trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề khiến mẹ cảm thấy lo lắng và mệt mỏi khi mang thai.
Đau nhức dây chằng
Thai nhi bắt đầu lớn dần, gây áp lực lên dây chằng quanh vùng bụng dưới. Vì vậy bầu sẽ cảm thấy đau nhói, đôi khi những cơn đau trở nên nặng hơn.
Cách khắc phục
Mệt mỏi do căng thẳng, lo âu
Lo lắng cho sự phát triển của thai nhi cũng như những nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu đến con là nỗi ám ảnh lớn của người làm mẹ. Đôi khi chỉ vì lo lắng thái quá khiến mẹ trở nên bất an, mệt mỏi khi mang thai.
Cách khắc phục
Khó thở làm cơ thể bà bầu mệt mỏi
Thai nhi phát triển ngày một lớn, theo đó sức ép lên lồng ngực và phổi cũng tăng lên khiến bầu khó thở nhiều hơn. Tình trạng này sẽ kéo dài đến cuối thai kỳ.
Cách khắc phục
3. Mệt mỏi trong tam cá nguyệt cuối cùng
Bạn trở nên nặng nề, “ì ạch” hơn nhiều. Cảm giác mệt mỏi cũng luôn “đeo bám” không rời mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Cơ thể mệt mỏi vì đau lưng
Áp lực từ trọng lượng của thai nhi là nguyên nhân chính gây nên những cơn đau lưng khó chịu. Thậm chí chúng còn làm bầu rơi vào tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ dẫn đến cơ thể mỏi mệt.
Cách khắc phục
2. Chứng phù nề khó chịu
Là hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong những tháng cuối của thai kỳ, tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại làm mẹ thấy bất tiện và mệt mỏi.
Cách khắc phục
3. Mệt mỏi khi đợi chờ
Mặc dù đã biết ngày dự sinh nhưng vào tháng cuối thai kỳ, mẹ vẫn luôn lo lắng không biết khi nào con yêu sẽ ra đời. Bên cạnh đó, bạn còn có nỗi sợ khi phải đối mặt với những cơn đau đẻ kinh hoàng… Tất cả gây nên một áp lực rất lớn cho mẹ lúc này.
Cách khắc phục
Bên cạnh những biện pháp khắc phục các cơn mệt mỏi ở từng tam cá nguyệt, mẹ bầu còn có thể nâng cao sức khỏe với các cách sau đây:
Một số điều chỉnh trong sinh hoạt có thể giúp bạn cải thiện tình hình.
1. Lắng nghe bản thân
Bạn nên ngủ sớm hơn thường lệ. Bạn cũng cần tăng thời gian ngủ ban ngày. Nếu chưa có thói quen ngủ trưa, bạn nên tranh thủ chợp mắt ở nơi làm việc hoặc tại nhà. Chỉ 15 phút ngắn ngủi cũng có thể giúp bạn giảm mệt mỏi khi mang thai.
2. Lên thời gian biểu hợp lý
Giảm thời lượng dành cho công việc bên ngoài hoặc việc nhà để nghỉ ngơi nhiều hơn.
3. Ăn uống đúng cách
Bà bầu cần bổ sung 300 calo mỗi ngày. Mời bạn tra cứu bảng dưới đây nhé.
Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối |
2 lát sandwich + 2 lát cà chua + 1 quả trứng chiên + 2 lát dăm bông | 1 cái đùi gà nướng khoảng 120g | 114g cá thu nấu chín |
2 lát bánh mì nướng + 1/3 trái bơ đánh nhuyễn + 80g cá hồi | 100g cốc lết heo chiên | 303g tôm bóc vỏ |
Những thức ăn như khoai tây chiên, bánh snack hay kẹo ngọt không nên góp mặt trong thực đơn hằng ngày của bạn. Ngược lại, hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt, cá, gà, ngũ cốc và uống sữa.
4. Bù nước cho cơ thể
Tạm biệt cà phê và uống đủ 2,5 lít nước/ngày. Nếu cảm thấy phiền phức vì phải đi tiểu ban đêm, bạn chỉ cần tránh uống quá nhiều sau 6 giờ tối.
5. Thể dục nhẹ
Việc đi bộ một vài vòng, tập một số động tác giãn cơ kết hợp với việc hít thở sâu sẽ khiến bạn cảm thấy khá hơn rất nhiều.
6. Hướng đến tương lai
Nếu đang ở 3 tháng đầu, bạn có thể nghĩ đến thời gian “huy hoàng” của tam cá nguyệt tiếp theo. Thông thường, những cơn mệt mỏi khi mang thai sẽ biến mất trong khoảng thời gian này và bạn có thể làm mọi điều mình thích, miễn là chúng không nằm trong danh sách những việc cấm kỵ đối với bà bầu.
Nếu đang ở 3 tháng cuối, hãy nghĩ về ngày mình được đón bé yêu chào đời. Cả một chặng đường dài sắp kết thúc! Không có lý do gì để không vui lên.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Second trimester
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/second-trimester
Ngày truy cập: 10/12/2021
2. Everything you need to know about the second trimester: weeks 13 to 28
https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/pregnancy-calendar/second-trimester-weeks-13-28
Ngày truy cập: 10/12/2021
3. Your second trimester guide
https://www.unicef.org/parenting/pregnancy-milestones/second-trimester
https://www.unicef.org/parenting/pregnancy-milestones/second-trimester
https://www.unicef.org/parenting/pregnancy-milestones/second-trimester