Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/06/2021

Mì tôm: Thực phẩm an toàn cho bà bầu?

Mì tôm: Thực phẩm an toàn cho bà bầu?
Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, và có thể "cứu đói" bất kể thời gian, dù ngày hay đêm, mì tôm trở thành lựa chọn của rất nhiều người trong lúc bận rộn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của mì tôm trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, nhất là dinh dưỡng cho bà bầu lại không được các chuyên gia dinh dưỡng hoan nghênh lắm. Liệu bầu có phải "từ mặt" món mì tôm hấp dẫn này hay không?

Nhanh, gọn nhưng không kém phần hấp dẫn, mì tôm đang dần trở thành một bữa ăn quen thuộc của rất nhiều người, ngay cả những phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bà bầu ăn mì tôm liệu có đủ chất dinh dưỡng và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Bà bầu ăn mì tôm có được không?
Bà bầu ăn mì tôm có được không là mối quan tâm của rất nhiều người

Giá trị dinh dưỡng của mì tôm

Xét về giá trị dinh dưỡng, mì tôm có thành phần chủ yếu là tinh bột, muối, dầu cọ, bột ngọt, hương liệu, chất bảo quản. Hầu hết các loại mì ăn liền có xu hướng ít calo, chất xơ và protein (chất đạm), nhưng lượng chất béo và hàm lượng natri khá cao cùng hàm lượng rất ít các vi chất dinh dưỡng.

Do đó, mì tôm không được xếp vào danh sách những thực phẩm lành mạnh và cân bằng. Đặc biệt, với hệ tiêu hóa của mẹ bầu, mì tôm được xem là một người bạn không mấy “thân thiện”. Bởi theo nhiều nghiên cứu, sau hàng giờ “du ngoạn” trong cơ thể, mì tôm và các chất bảo quản trong mì vẫn không dễ gì bị phân hủy, gây khó tiêu.

Hàm lượng natri (thành phần trong muối ăn) trong mì tôm thực sự đáng cân nhắc, lượng natri được khuyến nghị cho một người là dưới 2.300mg mỗi ngày và chỉ cần một gói mì thôi cũng đã đủ lượng natri thậm chí là dư thừa (tùy từng loại mì tôm) cho cơ thể. Điều này là yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp và gây tăng huyết áp.

Vì vậy, nếu bà bầu ăn mì tôm tôm liên tục từ ngày này sang ngày khác, mẹ có nguy cơ phải đối mặt với bệnh cao huyết áp. Đây là một trong những yếu tố bà bầu cần chú ý vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho sức khỏe.

Không dừng lại ở đó, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡng Journal of Nutrition, mẹ bầu thường xuyên ăn mì tôm có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường khá cao, ngay cả khi vẫn đang duy trì một chế độ dinh dưỡng và tập luyện lành mạnh.

Ngoài ra, bà bầu ăn mì tôm thường xuyên cũng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe sau:

  • Bà bầu ăn mì tôm thường xuyên dễ bị thiếu hụt chất xơ, có thể làm tình trạng táo bón khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Xét về dinh dưỡng, mì tôm không cung cấp đáng kể một lượng vitamin hay khoáng chất nào. Vì vậy, ăn nhiều mì tôm có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.
  • Chứa nhiều phosphatase, chất giúp cải thiện mùi vị, ăn nhiều mì ăn liền có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa canxi của cơ thể. Từ đó dẫn đến nguy cơ loãng xương, cũng như tăng nguy cơ hình thành các vấn đề răng miệng.
  • Mì ăn liền thường chứa một số chất phụ gia như: chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo vị tổng hợp… để tạo mùi cũng như kéo dài thời gian sử dụng. Những hóa chất này tồn tại, tích lũy một thời gian dài có thể gây những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là với bà bầu và thai nhi.

Bà bầu ăn mì tôm có được không? Đúng cách mới an toàn!

Không phủ nhận những tác hại mì tôm mang lại, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, nếu biết cách ăn, mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát những ảnh hưởng tiêu cực từ mì tôm.

1. Thay đổi cách chế biến

Với tiêu chí nhanh, gọn, ít tốn công, để nấu một gói mì tôm, thông thường bạn chỉ cần một ít nước sôi và 3 phút chờ đợi. Công thức này được in sẵn trên tất cả các gói mì, và hầu như không ai không thuộc “nằm lòng”. Tuy nhiên, đây lại là một công thức không có lợi cho sức khỏe.

Theo ý kiến của các chuyên gia, bà bầu ăn mì tôm nên đun sôi nước, sau đó cho mì vào luộc sơ, vớt ra để ráo, và tiếp tục nấu nước lần 2 để cho mì vào nấu một lần nữa. Cách này giúp bạn loại bỏ được phần nào lượng chất béo không lành mạnh và những chất độc hại có trong mì.

Để sợi mì không dính lại với nhau, nhà sản xuất thường thêm một lớp sáp bọc bên ngoài sợi mì. Luộc sơ qua sợi mì là cách đơn giản nhất để loại bỏ lớp sáp này. Hơn nữa, cách này cũng giúp bạn loại bớt phần nào chất béo không lành mạnh hoặc những hóa chất khác có trong mì ăn liền.

2. Nói “không” với gói gia vị dầu mỡ

Không mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, thậm chí theo nhiều nghiên cứu, gói gia vị này sẽ làm hạn chế khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ những nguồn thực phẩm khác, từ đó gây nguy cơ suy dinh dưỡng.

vậy, muốn an toàn, vứt ngay những “chất độc hại” này ngay bầu ơi. Thay vào đó có thể thay thế bằng gia vị tự nhiên, sẵn có phù hợp với khẩu vị cá nhân. Bạn cũng nên sử dụng vừa phải gói muối gia vị trong mì tôm vì ngay trong bản thân các vắt mì đó cũng đã có muối.

3. “Tô điểm” thêm bằng rau xanh và thịt

Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và bổ sung lượng chất xơ cần thiết, với mỗi một vắt mì, mẹ bầu nên thêm khoảng 100-150g rau xanh. Ngoài ra, bầu cũng có thể thêm thịt bò, heo, tôm, trứng… để bổ sung thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, lưu ý nên nấu chín rau và thịt trước khi thêm vào.

4. Tránh uống quá nhiều nước mì

Uống hết nước mì là thói quen của rất nhiều người, nhưng lại không tốt cho sức khỏe, bởi hàm lượng muối và chất béo quá nhiều trong nước mì.

Để tránh bản thân cảm thấy tiếc nuối, bạn có thể đổ bớt một nửa lượng nước, chỉ để lại một lượng nước mì vừa phải để nếm lấy vị. Với những cách ăn mì như trên, hy vọng các bà bầu ăn mì tôm sẽ thưởng thức được những tô mì an toàn, bổ dưỡng.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Tham vấn chuyên môn: Cử nhân dinh dưỡng – Vũ Thị Mai Hương

cử nhân dinh dưỡng Vũ Thị Mai Hương

  • Bằng cấp: Cử nhân dinh dưỡng trường Đại học Y Hà Nội
  • Kinh nghiệm: 2 năm

Mai Hương có kinh nghiệm tư vấn dinh dưỡng và xây dựng thực đơn cho hàng trăm khách hàng. Đặc biệt là các trường hợp giảm cân thành công, an toàn và hiệu quả. Hiện tại Mai Hương đang xây dựng và phát triển một blog dinh dưỡng cá nhân và nhận tư vấn và hỗ trợ các trường hợp có vấn đề về dinh dưỡng.

Trước đây, Cử nhân dinh dưỡng – Vũ Thị Mai Hương đã tham gia vào dự án công nghệ “Eatsy” với vai trò là cố vấn chuyên môn, nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đây là một ứng dụng liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng. Đồng thời chị còn chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển nội dung, các bài viết về dinh dưỡng cho website sản phẩm này.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x