Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 26/06/2024

Bà bầu nặn mụn được không và có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu nặn mụn được không và có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong khi mang thai, tuyến thượng thận của bạn sẽ tăng hoạt, đây là hiện tượng sinh lý, hormone androgen từ đây khiến cho tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn và làm bít tắc lỗ chân lông. Tình trạng bít tắc lỗ chân lông kèm theo hoạt động của vi khuẩn dễ gây ra mụn. Điều này có thể khiến bạn tư tị và chỉ muốn nặn mụn để nhanh chóng sở hữu lại gương mặt rạng rỡ.

Song vấn đề đặt ra là bà bầu nặn mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy tham khảo bài viết này để cùng tìm hiểu với MarryBaby nhé.

Bà bầu có được nặn mụn không?

Trước khi tìm hiểu nặn mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu bà bầu nặn mụn có được không? Việc bạn nặn mụn trong thai kỳ được cho là an toàn. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà vì có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vậy mẹ bầu có nên đi spa nặn mụn không? Để tránh những biến chứng không mong muốn, bạn nên chọn nặn mụn tại những spa uy tín, chất lượng và có bác sĩ tư vấn. Hoặc tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện da liễu để được bác sĩ khám và tư vấn nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Có thai mặt nổi mụn nhiều là trai hay gái? Mẹo đoán giới tính đúng không?

Bà bầu nặn mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nặn mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nặn mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Như bạn đã biết, việc nặn mụn trong thai kỳ là an toàn. Do đó, bạn nặn mụn sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, bạn phải tránh không dùng một số sản phẩm có chất gây ảnh hưởng cho thai nhi trong quá trình điều trị mụn như retinol, BHA, chiết xuất từ vitamin A,…

Bạn cũng cần nhớ không tự nặn mụn ở nhà vì có thể khiến cho nhân mụn lún sâu xuống dưới da dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và khiến nốt mụn sưng đau trầm trọng hơn. Lúc này, bạn cần phải dùng nhiều sức để nặn mụn khiến cho lỗ chân lông bị giãn nở hơn và có thể dẫn đến thâm mụn, thậm chí là các vết sẹo lõm do mụn gây ra.

Ngoài ra, nếu như bạn không vệ sinh tay kỹ trước khi nặn mụn thì có thể gây nhiễm trùng vết mụn do lây vi khuẩn từ tay sang.

Do đó, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện da liễu, phòng khám da liễu hoặc các spa có bác sĩ da liễu uy tín, chất lượng để được khám và tư vấn điều trị cho phù hợp nhé.

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề nặn mụn không có ảnh hưởng đến thai nhi; bạn có thể tham gia vào cộng đồng MarryBaby cùng thảo luận về vấn đề các thành phần mỹ phẩm bà bầu nên tránh và được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.

Cách trị mụn cho bà bầu tại nhà kết hợp phương pháp điều trị của bác sĩ

Bà bầu nặn mụn không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng cần lưu ý thêm các bước chăm da sau điều trị
Bà bầu nặn mụn không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng cần lưu ý thêm các bước chăm da sau điều trị

Sau khi tìm hiểu nặn mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không; bạn cũng cần biết kết hợp thêm các cách trị mụn cho bà bầu tại nhà trong quá trình điều trị mụn trong phần dưới đây:

  • Tránh chạm tay lên mặt: Việc chạm tay lên mặt có thể khiến nổi mụn trở lại. Ngoài ra, bạn không nên tự nặn hoặc cậy mụn vì có thể khiến tình trạng mụn lâu lành hơn và tăng nguy cơ bị thâm sẹo sau khi nổi mụn.
  • Chọn mỹ phẩm gốc nước lành tính: Bạn nên chọn sử dụng các loại sản phẩm dưỡng da có gốc nước lành tính thay vì các sản phẩm có gốc dầu. Vì lớp dầu từ mỹ phẩm có thể tích tụ trên da dẫn đến tình trạng mụn trầm trọng hơn.
  • Rửa mặt với mỹ phẩm lành tính: Bạn nên rửa mặt với mỹ phẩm lành tính, dịu nhẹ tối đa 2 lần/ ngày. Khi rửa mặt, bạn nên dùng tay để rửa, tránh dùng khăn mặt, miếng bọt biển hoặc các dụng cụ rửa mặt khác có thể gây kích ứng da.
  • Gội đầu thường xuyên hơn: Lớp dầu nhờn từ tóc có thể truyền sang da mặt và gây ra mụn ở trán. Nếu mái tóc của bạn thường bết dầu thì hãy gội đầu thường xuyên hơn và không để tóc mái để tránh cọ xát làm lớp dầu dính lên da mặt.
  • Ăn nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Các thực phẩm nhiều đường có thể khiến cho làn da của bạn nổi mụn nhiều hơn. Do đó, bạn nên ăn các thực có chỉ số đường huyết thấp như trái cây, rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Kiên trì với việc điều trị mụn: Việc điều trị mụn có thể mất vài tuần hoặc vài tháng mới thấy được hiệu quả. Do đó, bạn đừng nóng vội thay đổi nhiều phương pháp điều trị mụn khác. Vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của da.
  • Chọn phương pháp chăm sóc da phù hợp: Bạn nên chọn sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da dịu nhẹ và không chứa cồn. Ngoài ra, bạn nên tránh dùng các sản phẩm có thể gây kích ứng da và làm khô da khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
  • Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời: Nếu bạn để làn da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có thể khiến tình trạng mụn trầm trọng hơn và có nguy cơ cao bị ung thư da. Ngoài ra, một số loại thuốc trị mụn cũng có thể khiến làn da trở nên nhạy cảm với tia cực tím. Do đó, bạn không nên tắm nắng, thay vào đó nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, đeo khẩu trang và đội nón khi đi ra ngoài trời.
Cuối cùng bạn nên nhớ rằng, những vết mụn cần thời gian để hồi phục. Do đó, bạn cần phải kiên trì thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ cũng như kết hợp các cách trị mụn cho bà bầu tại nhà ở trên để có được hiệu quả như mong muốn nhé.

Tóm lại, bà bầu nặn mụn có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bà bầu nặn mụn không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn tự ý nặn mụn ở nhà thì có thể gây ra rủi ro như nốt mụn bị nhiễm trùng, sưng đau hơn và có thể để lại thâm sẹo. Do đó, bạn nên chọn spa với chuyên viên có tay nghề cao, địa điểm uy tín hoặc đến bệnh viện da liễu để được điều trị và nặn mụn đúng cách nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pimple Popping 101: How to (Safely) Zap Your Zits
https://health.clevelandclinic.org/pimple-popping-101-how-to-safely-zap-your-zits
Truy cập ngày 17/06/2024

2. Should I Pop My Pimple?
https://kidshealth.org/en/teens/popzit.html
Truy cập ngày 17/06/2024

3. Pimple popping: Why only a dermatologist should do it
https://www.aad.org/public/diseases/acne/skin-care/popping
Truy cập ngày 17/06/2024

4. Acne: Tips for managing
https://www.aad.org/public/diseases/acne/skin-care/tips
Truy cập ngày 17/06/2024

5. Skin changes during pregnancy – acne
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/skin-changes-during-pregnancy-acne
Truy cập ngày 17/06/2024

6. Pregnancy Acne: Top 3 Questions, Answered
https://unmhealth.org/stories/2022/06/pregnancy-acne-top-questions-answered.html
Truy cập ngày 17/06/2024

x