Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/06/2021

Khéo chọn ngũ cốc cho bà bầu để thai nhi khỏe mạnh

Khéo chọn ngũ cốc cho bà bầu để thai nhi khỏe mạnh
Bột yến mạch, khoai lang, ngô, các loại hạt có vỏ cứng, gạo lức... là những loại ngũ cốc cho bà bầu giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ. Mẹ có thể bổ sung trong chế độ ăn suốt 40 tuần thai.

Ngũ cốc cho bà bầu không chỉ cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết cho thời kỳ mang thai mà còn là món ăn có thế biến tấu nhanh gọn nhưng hương vị luôn hấp dẫn.

ngũ cốc cho bà bầu 2
Các loại hạt ngũ cốc vừa làm món ăn chính lại có thể mang theo ăn vặt an toàn

Ngũ cốc cho bà bầu gồm những gì?

Trong ngũ cốc cho bà bầu phải có một số chất cơ bản dưới đây:

1. Hàm lượng chất xơ cao

Chất xơ là rất cần thiết vì trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể để ngăn ngừa táo bón – vấn đề mà nhiều phụ nữ mang thai hay gặp phải. Lượng chất xơ mà mẹ bầu cần cung cấp là 28 gram/ngày.

>>> Bạn có thể tham khảo: Những điều cần làm khi mang thai 3 tháng đầu

2. A-xit folic (còn gọi là vitamin B9)

A-xit này giúp bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật ống thần kinh như vô sọ, nứt đốt sống, có vai trò quan trọng trong sự phát triển và phân chia tế bào trong cơ thể bé.

Bà bầu thiếu axit folic dễ có nguy cơ sinh non, xảy thai, mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, bào thai dễ suy dinh dưỡng. Ngoài ra, khi trẻ ra đời cũng dễ mắc các bệnh tim mạch, hở hàm ếch.

Lượng axit folic mà bà bầu cần cung cấp như sau:

  • Khi chuẩn bị mang thai: 400mcg (khoảng 0,4mg)/ngày
  • Khi mang thai: 400 – 600mcg (khoảng 0,4 ~ 0,6mg)/ngày
  • Khi cho con bú: 400 – 500mcg (khoảng 0,4 ~ 0,5mg)/ngày

ngũ cốc cho bà bầu

3. Carbohydrates

Trong ngũ cốc nên có một lượng carbohydrates lý tưởng để cân bằng việc cung cấp năng lượn, đồng thời hỗ trỡ ngăn ngừa táo bón.

Carbohydrate có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt…

4. Vitamin và khoáng chất

Vì nhu cầu về hai chất này rất cao trong thời kỳ mang thai, đặc biệt bà bầu cần thêm sắt và folate – hai chất có khá nhiều trong ngũ cốc giúp điều hòa và chuyển hóa chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.

Với mẹ bầu thừa cân hoặc tăng cân quá nhanh cần lưu ý nên ăn ngũ cốc nguyên chất không pha qua các chất làm ngọt.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Ngũ cốc mang lại lợi ích gì cho bà bầu?

Sử dụng ngũ cốc cho bà bầu một cách điều độ và hợp lý để mang lại sự ngon miệng lẫn loạt lợi ích dưới đây:

  • Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất, axit folic… nhờ đó sẽ đảm bảo cho cơ thể bà bầu được nạp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Bà bầu thường hay đối mặt với những cơn đói bất chợt trong thời kỳ mang thai, vậy nên ngũ cốc sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời để vừa giúp ăn no, vừa giúp ngon miệng lẫn cung cấp đủ chất cho cơ thể. Chỉ cần ăn ngũ cốc với sữa hoặc ăn kèm trái cây là mẹ bầu đã chống lại được cơn đói một cách lành mạnh.
  • Hầu hết các loại ngũ cốc nguyên hạt đều chứa hàm lượng chất béo cần thiết, tốt cho sức khỏe bà bầu so với việc dung nạp chất béo bằng mỡ động vật hoặc các loại chất béo khác.
  • Thời kỳ mang thai, một số bà bầu phải đối mặt với hiện tượng nám da, mọc mụn, da kém sắc. May mắn trong ngũ cốc có chứa vitamin E bổ sung, hỗ trợ làm da người mang thai trở nên căng bóng, mịn màng và hồng hào.
  • Ở một số loại ngũ cốc còn có tính thanh nhiệt, những bà bầu hay căng thẳng cũng nên dùng để giảm tải áp lực.
  • Các loại hạt ngũ cốc tốt cho bà bầu

    Bà bầu cần cân nhắc lựa chọn các loại ngũ cốc chưa qua xử lý tẩm ướp gia vị để hạn chế, giảm bớt lượng đường, muối vào trong cơ thể. Ngoài ra các loại ngũ cốc đóng gói cũng có khả năng có chất bảo quản, dễ đưa chất độc hại vào người không có lợi cho thai nhi.

    ngũ cốc cho bà bầu 1
    Ngũ cốc có thể kết hợp với nhiều loại trái cây khác nhau để làm mới khẩu vị

    Một số loại ngũ cốc nên ăn:

    – Các loại yến mạch: Có tác dụng chống axit hóa, kích thích sự ngon miệng, nếu trong thời kỳ mang thai, bà bầu ăn nhiều chất béo, yến mạch sẽ hỗ trợ cân bằng chất béo và chất xơ để thai phụ có chế độ ăn lành mạnh, đảm bảo sự hoạt động của hệ tiêu hóa.

    – Hạt dẻ: Là nguồn cung cấp sắt, kẽm, protein giúp lưu thông máu tốt, bổ thận.

    – Hạt óc chó, hạnh nhân: là nguồn bổ sung omega-3 tự nhiên cho trí não trẻ thông minh, phát triển từ trong bụng mẹ.

    – Bắp (ngô): Được giới khoa học gọi là thực phẩm vàng nhờ có hàm lượng calo cao ngang với gạo, ngoài ra còn chứa protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất cao hơn nhiều loại ngũ cốc khác.

    – Các loại đậu: Hầu hết các loại đậu có tính thanh nhiệt, mát gan, giải độc, bổ thận, ngăn ngừa ung thư, chất chống oxy hóa cao, ngăn ngừa lão hóa sớm. Trong các loại đậu có chứa nhiều protein, chất béo, canxi, vitamin C, folate.

    Sử dụng ngũ cốc cho bà bầu có thể xem là một lựa chọn an toàn, mang lại nhiều lợi ích trong việc cung cấp chất dinh dưỡng, hỗ trợ cải thiện sức khỏe mẹ, bé. Phân bố thực đơn sử dụng ngũ cốc hợp lý trong chế độ ăn để mang lại hiệu quả tốt nhất cho hai mẹ con nhé!

    Nhật Lãm

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
    1. Pregnancy week by week https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082 Truy cập ngày: 24/06/2021 2. Eating During Pregnancy https://kidshealth.org/en/parents/eating-pregnancy.html Truy cập ngày: 24/06/2021 3. First Month of Pregnancy – Foods You Should Eat and Avoid https://parenting.firstcry.com/articles/first-month-pregnancy-diet0-4-weeks/ Truy cập ngày: 24/06/2021 4. Nutrition During Pregnancy https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy Truy cập ngày: 24/06/2021 5. Eating right during pregnancy https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000584.htm Truy cập ngày: 24/06/2021
    x