Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nguyên nhân tim thai đập nhanh là do đâu? luôn là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm và lo lắng. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng thường gặp này, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Trong chu kỳ phát triển của thai nhi thì tim thai sẽ xuất hiện khá rõ và bắt đầu đập kể từ ngày thứ 22 sau khi thụ thai. Ở giai đoạn này, thậm chí nhiều mẹ còn chưa phát hiện mình đã mang thai.
Từ tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, bằng những kỹ thuật siêu âm hiện đại, chúng ta có thể nghe thấy nhịp đập của tim thai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phải vào khoảng tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ mới có thể nghe thấy tim thai, điều này phụ thuộc vào sự phát triển của phôi thai.
Trong giai đoạn này, trái tim phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và phân chia, cuối cùng hình thành 4 buồng tim và van tim (mở và đóng máu để giải phóng máu từ tim đến khắp cơ thể bé).
Từ tuần thai thứ 20 trở đi, nhịp đập của tim thai đã trở nên mạnh mẽ và lúc này chỉ cần dùng ống nghe sản khoa đơn giản đặt lên bụng mẹ là có thể nghe thấy được. Nhịp đập của tim thai càng to và dễ dàng nghe chứng tỏ thai nhi hoàn toàn khoẻ mạnh và phát triển bình thường.
Tần suất tim thai đập ở mỗi em bé trong bụng mẹ sẽ mỗi khác nhau, nhưng mức chênh lệch này thường không quá lớn. Qua mỗi tuần, tim của thai nhi sẽ tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng, và nhịp tim cũng sẽ có sự thay đổi:
Theo nghiên cứu của các bác sĩ, nhịp đập của tim thai luôn thay đổi thất thường theo từng thời điểm, giai đoạn và sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.
Theo đó, tình trạng tim thai đập nhanh thường xuất hiện khi mẹ chuyển dạ. Nguyên nhân tim thai đập nhanh khi mẹ chuyển dạ là do lúc này em bé cần nhiều oxy hơn, tim thai từ đó co bóp và đập nhiều hơn dẫn đến nhịp tim thai tăng ít nhất 15 nhịp/phút và thường kéo dài trong khoảng 15 giây. Nếu không tăng đến mức quá giới hạn cho phép thì đây là hiện tượng bình thường nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Một trường trường hợp nguyên nhân tim thai đập nhanh không phải do mẹ chuẩn bị chuyển dạ mà do em bé trong bụng đang gặp tình trạng thiếu oxy.
Những lúc này, mẹ nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để nếu có bất kỳ dấu hiệu xấu nào về tim thai nhi, bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ và có hướng điều trị sớm nhất.
Thai máy là từ chỉ trường hợp thai nhi có những cử động như xoay trở mình, di chuyển tay, chân bên trong bụng mà người mẹ có thể cảm nhận được. Hiện tượng thai cử động nhiều cũng là một trong những nguyên nhân tim thai đập nhanh.
Cũng có trường hợp nguyên nhân tim thai đập nhanh và đột ngột khi chuyển dạ là dấu hiệu của suy tim. Đây là hiện tượng nguy hiểm, cần được can thiệp kịp thời để đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé.
Ngoài việc tìm hiểu về nguyên nhân tim thai đập nhanh thì nhiều mẹ trẻ còn chú ý đến một vấn đề muôn thuở được nhiều người truyền tai nhau chính là việc nhịp tim nhanh thì con gái, nhịp tim chậm thì con trai. Thực chất điều này có đáng tin hay không?
Trên thực tế, hiện nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh về mối liên hệ giữa nhịp tim thai nhi và giới tính của thai nhi. Nhịp tim của bé gái thường nhanh hơn bé trai, nhưng chỉ sau khi các mẹ bắt đầu chuyển dạ. Thế nên không có sự khác biệt giữa nhịp tim của thai nhi ở bé trai và bé gái.
Chính vì thế, mẹ cần tỉnh táo để chọn lọc những thông tin sai căn cứ để không ảnh hưởng đến tinh thần nhé!
Có những thứ nằm ngoài khả năng kiểm soát của mẹ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tim thai, chẳng hạn như sự bất thường của các tế bào nhiễm sắc thể hay là bất thường về gen. Để giúp đảm bảo rằng tim bé luôn khỏe mạnh, mẹ hãy lưu ý một số điều sau:
Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết về nguyên nhân tim thai đập nhanh này sẽ giúp ích cho mẹ nhiều hơn trong việc chăm sóc thai nhi và sức khỏe của bản thân một cách an toàn và hiệu quả nhất!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Fetal Arrhythmia/Dysrhythmia
Truy cập ngày 4/1/2022
Tachyarrhythmia
https://women.texaschildrens.org/program/fetal-cardiology/conditions-we-treat/tachyarrhythmia
Truy cập ngày 4/1/2022
What to Know About Fetal Heart Arrhythmia
https://obgyn.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/j.1447-0756.2009.01080.x
Truy cập ngày 4/1/2022
What happens if my prenatal doctor hears a fetal heart arrhythmia?
https://utswmed.org/medblog/irregular-fetal-heartbeat/
Truy cập ngày 4/1/2022
Old Wives’ Tales
Truy cập ngày 4/1/2022