Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Việc loại bỏ hoàn toàn vật nuôi khỏi căn nhà của bạn có thể hơi cực đoan nhưng điều này không phải không có lý. Vật nuôi chưa được tiêm phòng có thể là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh. Thời ông bà, cha mẹ chúng ta, việc chăm sóc y tế và chủng ngừa cho vật nuôi còn rất hạn chế, do đó, việc để phụ nữ mang thai tiếp xúc với chúng quả là không an toàn.
Ngày nay thì khác, có nhiều cơ sở thú y để tiêm phòng và chăm sóc sức khỏe cho vật cưng của bạn. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc nhận nuôi một con vật cưng mới khi vừa biết tin mang thai, nhất là khi bạn không biết về tiền sử bệnh của nó.
Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý với những chị em đang nuôi mèo trong nhà đó là phân của chúng chứa ký sinh trùng toxoplasmosis có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Phụ nữ mang thai cần tránh xa phân mèo và nhờ người nhà dọn dẹp chúng mỗi ngày.
Nếu thú cưng nhà bạn có sức khỏe tốt và được tiêm phòng đầy đủ, sẽ không có vấn đề gì với việc để chúng loanh quanh trong nhà. Bà bầu tiếp xúc với chó mèo như chơi đùa, nựng nịu chúng là một cách xả stress. Bản thân việc chăm sóc thú cưng còn thể hiện khá nhiều bản năng làm cha mẹ của chúng ta.
Riêng đối với loài mèo, bạn cần chú ý một chút đến chất thải của chúng. Miễn là bạn hoàn toàn tránh xa phân mèo, sẽ không có gì đáng lo lắng.
Trong trường hợp bạn buộc phải dọn phân cho mèo cưng, bạn cần mang bao tay cao su và khẩu trang bảo hộ, sau đó rửa tay với xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn. Phân mèo cần được dọn mỗi ngày để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm bệnh cho phụ nữ mang thai.
Tốt hơn hết, bà bầu tiếp xúc với chó mèo nên kiểm tra ký sinh trùng toxoplasmosis. Nếu bạn đã nuôi mèo trong nhiều năm, bạn có thể đã từng nhiễm loại ký sinh trùng này từ lâu và đã hình thành kháng thể tự nhiên. Trong trường hợp may mắn này, bạn sẽ không cần lo lắng về khả năng gây nguy hiểm cho thai nhi của ký sinh trùng toxoplasmosis nữa.
Những chị em đã từng chăm sóc vật nuôi trong nhiều năm sẽ hiểu được niềm vui khi có con vật cưng bên mình to lớn như thế nào và điều này có giá trị hơn nhiều so với nguy cơ đem lại từ vật nuôi. Những con thú cưng có thể giúp bạn giảm stress, thậm chí ổn định huyết áp cho người chủ của chúng. Nhờ có thú cưng, chị em có thể cảm thấy vui vẻ hơn và tránh được chứng trầm cảm khi mang thai.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.