Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Quả kha tử có dùng được cho bà bầu không? Bạn đã biết gì về kha tử? Thực tế, đây là một loại cây còn khá xa lạ với nhiều người. Trong y học cổ truyền Đông y, các thầy thuốc đã sử dụng quả kha tử để chữa bệnh rất hiệu quả. Song khi mang thai, nếu bạn dùng quả này thì có an toàn cho sức khỏe hay không?
Cây kha tử mọc hoang dại còn có tên gọi khác là quả chiêu liêu, kha lê lặc. Cây thường trổ quả chín nhiều ở tháng 9-11. Người dân các nước Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Ấn Độ và miền Nam nước ta cũng lấy loại quả này đem phơi khô để dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Quả kha tử có vị đắng, chát, khó nuốt nhưng chúng chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Bên cạnh tanin chiếm tới 51,3%, quả này còn có các chất khác như chebutin, terchebin. Tanin lại có axit garlic, luteolic… giúp kháng khuẩn rất tốt. Chebutin và terchebin giúp chống co thắt cơ trơn, chữa ho, chống co thắt dạ dày, ruột, trợ tim… Đặc biệt, thành phần axit palmitic, oleic và linoleic trong quả còn có công dụng giúp săn da, chống lão hóa…
Tuy quả kha tử có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe và hiệu quả khi chữa các bệnh ho, đau đầu, ngạt mũi, cảm cúm, song vẫn có những cảnh báo cho bà bầu:
1. Cách chữa bệnh ho, đau họng cho bà bầu
Cách 1: Quả kha tử đem sao vàng rồi bỏ hạt và ngậm vào miệng. Bà bầu ngậm cho đến khi nào thấy hết chát thì nhả ra. Thông thường, sau thời gian ngậm khoảng vài tiếng, bạn sẽ thấy đỡ hẳn. Nếu chưa thấy đỡ, lúc này bạn có thể ngậm thêm một quả nữa.
Bằng cách ngậm quả kha tử, bà bầu sẽ cải thiện được các triệu chứng thường gặp như ho, ngạt mũi (không kèm các triệu chứng đau ngực, khạc đờm và sốt). Đồng thời, bạn cũng cần bổ sung vitamin C, giữ ấm cơ thể và tăng cường nghỉ ngơi để nhanh hết bệnh hơn.
Cách 2: Kha tử 4 quả, cam thảo 6g, cát cánh 10g, thêm đồng tiện 150ml, nước 150ml sắc uống.
Cách 3: Chữa ho – khản tiếng do phế hư: 8g kha tử đập giập, bỏ hạt; 10g cát cánh; 6g cam thảo. Cho vào nồi, sắc 3 nước, cô lại còn 200ml. Chia dung dịch làm 4 phần, uống 4 lần trong ngày. Dùng thuốc đến khi khỏi.
2. Công dụng của quả kha tử: Chữa ngộ độc thức ăn
Cách 1: 8g quả kha tử nướng chín, bỏ hạt cùng với 5g hoàng liên. Đem tất cả tán thành dạng bột mịn. Hòa tan bột này trong nước đun sôi để nguội. Dùng liên tục trong 3 ngày.
Cách 2: Chữa ngộ độc do thức ăn nhiễm khuẩn, ỉa chảy có sốt: 8g kha tử nướng chín, bỏ hạt; 5g mộc hương; 5g hoàng liên, tán thành bột mịn. Chia làm 3 phần để uống 3 lần trong ngày, uống với nước chín.
Dù đây là cách trả lời câu hỏi quả kha tử có dùng được cho bà bầu hay không một cách rõ ràng, song bạn nhớ uống đúng liều và lưu ý khi sử dụng để tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi nhé!
3. Quả kha tử có dùng được cho bà bầu? Chữa tiêu chảy rất hiệu quả
20g kha tử, 20 hạt nhục đậu khấu, 100g hoàng liên. Nhục đậu khấu bỏ hạt rồi tán thành bột trộn với hoàng liên, kha tử rồi vo thành những viên nhỏ. Dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 15 viên.
4. Đau bụng, thoát giang, trĩ lậu
3g kha tử, 4g can khương, 2g cù túc xác, 2g quất hồng. Tất cả đem nướng, tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.
5. Trị vết thương lõm vào
20 hạt kha tử, 4g giáng hương, 20g ngũ bội tử, 4g thanh đại. Tất cả tán thành bột trộn với dầu mè bôi lên vết thương.
Đến đây, bạn có thể trả lời cho câu hỏi quả kha tử có dùng được cho bà bầu hay không rồi phải không nào! Tuy dùng được nhưng bạn nhớ những lưu ý khi sử dụng để tránh gây hại cho cơ thể trong thai kỳ nhé!
Vinh An
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.